""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.551.980
Truy câp hiện tại 310
     Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nghiêm trọng do vi khuẩn than gây nên. Khi tiếp xúc...
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM MŨI 3 VACCINE PHÒNG COVID-19
Ngày cập nhật 29/03/2022

     Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là xuất hiện các biến chủng mới như Delta, Omicron… Để ngăn chặn dịch bệnh cách tốt nhất hiện nay là tiêm vaccine, đặc biệt tiêm đủ mũi cơ bản và hiện Việt Nam đang bắt đầu tiêm mũi 3 tăng cường, bên cạnh đó không quên thực hiện tốt khuyến cáo "5K" của ngành y tế.

1. Tại sao cần tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19?

   Tiêm vaccine là gây miễn dịch chủ động do kháng thể được sinh ra và theo thời gian sau khi tiêm vaccine khoảng 4-6 tháng, kháng thể sinh ra từ hai liều vaccine cơ bản bị suy giảm dần, vì vậy, tiêm nhắc lại (tiêm mũi 3 tăng cường) nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là SARS-COV-2. Do đó, tiêm mũi vaccine tăng cường là rất quan trọng.

2. Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 loại nào?

     Về vấn đề này, theo các tác giả, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, được công bố trên Lancet tháng 12/2021, đánh giá mức độ an toàn và đáp ứng miễn dịch được tạo ra bởi mũi vaccine tăng cường đồng loại và khác loại, ở những người đã nhận được hai liều ban đầu (ví dụ, vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer). Nghiên cứu cho thấy tiêm đồng loại hay khác loại tăng cường đều có hiệu quả trong việc tăng cường phản ứng miễn dịch ở 28 ngày sau tiêm. Cũng giống như mũi thứ hai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ đạt mức cao nhất sau hai tuần sau khi tiêm.

3. Lưu ý tác dụng phụ khi tiêm mũi tăng cường

      Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhìn chung, những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều nhẹ hoặc trung bình. Một số người còn gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và khớp. Có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng. Do vậy, các cơ sở tiêm chủng cần bảo đảm sẵn sàng các phương tiện phòng chống sốc.

4. Hiệu quả của tiêm vaccine mũi 3 thế nào?

     Dù có thể có tác dụng phụ, lợi ích của việc tiêm mũi 3 là có thật. Một nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), được công bố gần đây, cho thấy rằng 2 tuần sau khi tiêm liều tăng cường của Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là 93,1% ở những người đã tiêm AstraZeneca trước đó và 94% đối với Pfizer. Dù chưa có dữ liệu về khả năng bảo vệ chống nhập viện hay tử vong sau mũi 3, Giáo sư Wei Shen Lim thuộc Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch Anh cho rằng tỉ lệ khả năng bảo vệ có thể còn cao hơn 93%. Tuy nhiên, những người không cảm thấy triệu chứng gì sau khi tiêm cũng không cần lo lắng. Trang tin NPR dẫn lời giáo sư dịch tễ học Charlotte Baker nói rằng nếu không thấy tác dụng phụ thì cũng không có nghĩa là vaccine không hiệu quả, mà chỉ là "phản ứng trong cơ thể của bạn không thể hiện ra ngoài mà thôi".

Đau nhức cơ thường gặp sau khi tiêm phòng COVID-19

5. Cơ sở tổ chức tiêm vaccine mũi 3 và người được tiêm cần làm gì?

     Bên cạnh các quy định bảo đảm an toàn tiêm chủng, đối tượng tiêm cũng cần được khám sàng lọc tương tự như 2 mũi tiêm trước.

    Các điểm tiêm phải bố trí để bảo đảm giãn cách, sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút.

     Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể (dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm). Người được tiêm mũi 3, về nhà cần theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

CN Hồ Thị Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
07:00: Giao ban đầu tuần
08:00: Họp BVĐ giảm nghèo bền vững
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
08:00: Hội Đông Y làm việc về sự phát triển Đông Y tại A Lưới
Thứ tư ngày 24/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
08:30: Giao ban quý 2 năm 2024 CT PHCN dựa vào cộng đồng
15:00: Họp Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
08:00: SH KHKT chuyên đề “ Quản lý, chăm sóc người bệnh”
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
14:00: HN đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của YTCS
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY đã hoàn thành sự nghiệp công tác
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang