""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.597.653
Truy câp hiện tại 583
     Ngày Hen toàn cầu (World Asthma Day - WAD) được tổ chức bởi Tổ chức Toàn cầu phòng chống Hen phế quản...
Cần làm gì trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Ngày cập nhật 11/10/2021

     Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc tiêm vắc xin đang được đẩy nhanh tốc độ, nhằm đạt độ bao phủ vắc xin 70% dân số đến hết tháng 4 năm 2022 như chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc đã đề ra.  

     Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 2/9/2021 tổng số liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm là 20.210.381 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.483.818 liều, tiêm mũi 2 là 2.726.563 liều.

     Khi đến lượt tiêm chủng, để chuẩn bị chu đáo trước khi đi tiêm vắc xin COVID-19 người dân cần thực hiện các lưu ý sau:

     Bạn hãy mang theo: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế để xác thực thông tin cá nhân; Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác… sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).

     Tải ứng dụng sổ sức khỏe điện tử: trên điện thoại thông minh Android hoặc IOS để khai báo các thông tin cần thiết (https://www.youtube.com/watch?v=KXsQON0gspQ)

     Thực hiện thông điệp 5K và ăn uống đầy đủ khi đi tiêm chủng: 5K bao gồm khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.

     Ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm, không nên để bụng đói trước khi đi tiêm, nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim.

     Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân, bao gồm: Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính; các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị; các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây; tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào; nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước; tình trạng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc mắc COVID-19 (nếu có); các vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu bạn là nữ trong độ tuổi sinh đẻ). 

     Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về: Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo; các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý; cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

     Sau khi tiêm chủng 

     Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện các phản ứng sớm sau tiêm chủng. Khi về nhà, nơi làm việc cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

     Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn,…. Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm, cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.

     Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp. Dấu hiệu nghiêm trọng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể gặp gồm: Ở miệng bị tê quanh môi và/hoặc lưỡi; ở da: phát ban, mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da…; ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc…; đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…; đường hô hấp: thở  dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…; toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng/ xây xẩm, cảm giác muốn ngã,…; các dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên gồm: sốt cao >= 39oC; sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp; đau cơ dữ dội,… Sau tiêm vắc xin COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

     Những điều cần lưu ý:

    * Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03  ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

     * Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

     * Nếu thấy sưng, đỏ, đau, mỏi, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. 

     * Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất. 

CN Hồ Thị Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 06/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
07:00: Giao ban đầu tuần
Thứ ba ngày 07/05/2024
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Tập huấn trước tẩy giun cho học sinh tiểu học tại huyện A Lưới
Thứ tư ngày 08/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
10:00: Họp Thường trực HĐKHKT ngành thông qua cấu hình, thông số kỹ thuật bàn mổ đa năng của TTYT A Lưới
13:30: Hội thảo khoa học chuyên đề: " Hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, Vi khuẩn đa kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý"; "Thực hiện bình bệnh án và bình đơn thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh"
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Tập huấn trước tẩy giun cho học sinh tiểu học tại huyện A Lưới
Thứ năm ngày 09/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
09:00: Sinh hoạt hội đồng người bệnh
16:00: Sinh hoạt chuyên đề điều dưỡng
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Tập huấn về công tác CSSK cho đối tượng thuộc ngành LĐ-TB và XH quản lý
08:00: Hội nghị triển khai các chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm
Thứ sáu ngày 10/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
16:00: Họp cuối tuần
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Tập huấn chuyên môn tổ chức sàng lọc tăng huyết áp tại cộng đồng
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
14:00: Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 96/2023/NĐ-CP
Thứ bảy ngày 11/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng
Chủ nhật ngày 12/05/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang