""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.597.670
Truy câp hiện tại 584
Chủ động phòng, chống bệnh than
Ngày cập nhật 23/04/2024

     Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nghiêm trọng do vi khuẩn than gây nên. Khi tiếp xúc với mầm bệnh than, cả người và động vật đều có thể bị bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

     Vi khuẩn than có ở trong đất, nước, cây cỏ bị nhiễm bẩn. Vi khuẩn than có sức đề kháng kém, rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường, nhưng bào tử của vi khuẩn có sức đề kháng rất cao, chúng có thể tồn tại ở điều kiện thông thường trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mà vẫn duy trì được khả năng gây bệnh. Vi khuẩn than chủ yếu gây bệnh cho động vật, đặc biệt phổ biến là các loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, cừu, v.v…

     Bệnh than lây lan khi tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn, thường xuất hiện trong các sản phẩm của động vật bị nhiễm. Tiếp xúc là qua hít thở, ăn uống hoặc qua vùng da bị xước. Bệnh thường không lây lan trực tiếp giữa người với người.

     Bệnh than có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là thể bệnh than nhiễm qua da và đường tiêu hóa. Đối với thể bệnh than nhiễm qua đường hô hấp thì khó điều trị và có tỉ lệ tử vong cao hơn.

     Nhằm đảm bảo, ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh than từ động vật sang người, Ngành Y tế khuyến cáo người dân:

     - Tiêm vắc xin phòng bệnh than cho súc vật nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.

     - Đã có vắc xin phòng bệnh than cho người; khuyến khích cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao (người có đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật hay sản phẩm chứa nhiều vi khuẩn).

     - Không tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh.

     - Người thường xuyên tiếp xúc vật nuôi bị ốm chết (không rõ nguyên nhân) nên mang ủng, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay; tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc.

     - Sau khi tiếp xúc vật nuôi, mọi người phải rửa tay và bất kỳ chỗ da nào hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước.

     - Khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa và thông báo với chính quyền địa phương để điều tra, xử lý ổ dịch.

CN Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 06/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
07:00: Giao ban đầu tuần
Thứ ba ngày 07/05/2024
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Tập huấn trước tẩy giun cho học sinh tiểu học tại huyện A Lưới
Thứ tư ngày 08/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
10:00: Họp Thường trực HĐKHKT ngành thông qua cấu hình, thông số kỹ thuật bàn mổ đa năng của TTYT A Lưới
13:30: Hội thảo khoa học chuyên đề: " Hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, Vi khuẩn đa kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý"; "Thực hiện bình bệnh án và bình đơn thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh"
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Tập huấn trước tẩy giun cho học sinh tiểu học tại huyện A Lưới
Thứ năm ngày 09/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
09:00: Sinh hoạt hội đồng người bệnh
16:00: Sinh hoạt chuyên đề điều dưỡng
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Tập huấn về công tác CSSK cho đối tượng thuộc ngành LĐ-TB và XH quản lý
08:00: Hội nghị triển khai các chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm
Thứ sáu ngày 10/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
16:00: Họp cuối tuần
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Tập huấn chuyên môn tổ chức sàng lọc tăng huyết áp tại cộng đồng
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
14:00: Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 96/2023/NĐ-CP
Thứ bảy ngày 11/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng
Chủ nhật ngày 12/05/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang