""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.630.042
Truy câp hiện tại 119
Phòng, chống bệnh thường gặp sau mưa lũ
Ngày cập nhật 28/11/2020

     Sau mỗi trận mưa lũ đi qua không chỉ nhà cửa tan hoang, đồ đạc mất mát, sức người cạn kiệt, mà còn có thể xuất hiện nhiều bệnh thường gặp như bệnh ngoài da, về đường tiêu hóa, sốt xuất huyết...

     Dưới đây là những hướng dẫn để phòng, chống bệnh tật trong và sau khi lũ rút.

Bệnh về da

     Bệnh hay gặp nhất trong và sau mưa lũ là nấm da. Bệnh nấm da, gây ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Bệnh do các chủng nấm có mặt trong đất, hoặc từ người khác lây sang. Điều kiện thuận lợi gây bệnh là ẩm ướt. Khi môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nấm hay xuất hiện ở các vùng ẩm trên da như bẹn, nách, đặc biệt là kẽ chân do bị dầm trong nước kéo dài. Triệu chứng chung của bệnh nấm da là các mụn nước nhỏ bằng hạt kê, từng đám, mảng, có thể bong vảy, ngứa rất nhiều.

     Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, để phòng bệnh này, trước hết lau thật khô da sau khi tiếp xúc với nước, hạn chế mặc quần áo ướt, không đi tất ẩm. Không dùng nhiều xà phòng để vệ sinh da, vì xà phòng tạo môi trường kiềm, thuận lợi cho nấm phát triển. Không dùng các kem có chứa corticoid để bôi, bởi corticoid tạo điều kiện cho nấm phát triển.

 

     Ngoài ra có thể bôi các kem chống nấm: Calcrem (clotrimazol) 2 lần/ngày. Nếu bị nấm lan nặng có thể uống sporal (Itraconazol) 100mg x 4 viên/ngày, chia làm 2 lần x 7 ngày.

     Trong trường hợp không có thuốc, có thể sử dụng tạm thời lá trầu không đun nước để ngâm chân. Ngâm dấm, nước chanh loãng để phòng ngừa nấm kẽ chân.

     Ngoài ra các bệnh như viêm nang lông, ghẻ lở, hắc lào, lang ben…, cũng rất phổ biến.

      Không tắm gội, giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu bắt buộc phải lội nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón chân, tay.

Bệnh về mắt

     Một trong những căn bệnh cũng phổ biến trong mùa mưa lũ đó là các bệnh liên quan đến mắt như đau mắt đỏ, viêm tuyến lệ, viêm bờ mi…

 

     Để phòng bệnh, điều đầu tiên cần làm là không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. Không dùng chung khăn mặt, chung chậu với người bị đau mắt đỏ. Chú ý diệt ruồi, đây là vật trung gian truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành. Nên tra thuốc nhỏ mắt cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.

Bệnh về đường tiêu hóa

     Trong điều kiện lũ lụt, không tránh khỏi các bệnh về đường tiêu hóa. Nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm ô nhiễm nên rất dễ mắc bệnh như tiêu chảy do virus E.coli, thương hàn, tả… Để phòng bệnh, cần xử lý nước ăn uống hợp vệ sinh. Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, nước bẩn. Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống chín; sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm. Không ăn thức ăn ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt. Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải xác động vật chết. Uống thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

 

Bệnh sốt xuất huyết

     Sau khi lũ rút, môi trường bẩn và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết cũng xuất hiện theo sau. Để phòng sốt xuất huyết, trước hết cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày. Diệt lăng quăng, bọ gậy; xử lý các dụng cụ đọng nước, không cho muỗi đẻ trứng. Phun hóa chất diệt muỗi ở nơi nguy cơ cao, khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

     Nguyên tắc chung để bảo vệ sức khỏe đó là nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Làm sạch bùn, phù sa ra khỏi nhà, tường, đồ đạc, vật dụng, sân, đường đi... Vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, đồ dùng, vật dụng. Khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, phát quang các bụi rậm quanh nhà.

     Thu gom rác thải, chất thải, xác súc vật chết để xử lý, chôn lấp và tẩy uế theo quy định, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

 

CN Huệ - Tổ T3G A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 13/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn Phòng chống suy dinh dưỡng năm 2024
07:00: Giao ban đầu tuần
14:00: Tập huấn KSK tuyển sinh quân sự năm 2024
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Diễn tập phương án xử lý tình huống khủng bố xâm nhập qua biên giới vào địa bàn huyện A Lưới năm 2024
Thứ ba ngày 14/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Khám sức khỏe tuyển sinh quân sự năm 2024
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Diễn tập phương án xử lý tình huống khủng bố xâm nhập qua biên giới vào địa bàn huyện A Lưới năm 2024
Thứ tư ngày 15/05/2024
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
Cả ngày: Diễn tập phương án xử lý tình huống khủng bố xâm nhập qua biên giới vào địa bàn huyện A Lưới năm 2024
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
Cả ngày: Tập huấn “ Nâng cao chất lượng dữu liệu giám sát bệnh truyền nhiễm”
Thứ năm ngày 16/05/2024
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Tập huấn Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
Cả ngày: Tập huấn “ Nâng cao chất lượng dữu liệu giám sát bệnh truyền nhiễm”
Thứ sáu ngày 17/05/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 18/05/2024
Chủ nhật ngày 19/05/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang