""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.543.782
Truy câp hiện tại 808
“Uống thuốc hại gan”: Những nhận thức chưa đúng và đủ
Ngày cập nhật 11/01/2021

     Gan là cơ quan đặc biệt, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp. Chức năng quan trọng của gan là giải độc, trong đó có chuyển hóa thuốc thành chất không độc. Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc, nhu mô gan bị tổn thương và được gọi là viêm gan.

Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Khi tế bào gan bị viêm, tổn thương, các men gan như ALT (SGPT)) và AST (SGOT) từ gan phóng thích vào máu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên thì đó là dấu hiệu cho biết có tình trạng viêm, tổn thương tế bào gan.

Trong thời gian điều trị viêm gan hoặc gan tự hồi phục, các men gan trước tăng sau giảm xuống đến mức bình thường thì xem như tình trạng viêm được cải thiện.

Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, nên khi gan bắt đầu bị tổn thương, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như loạn bài tiết mật với nước tiểu sậm màu (đây là rối loạn thường kèm hay không kèm với tổn thương tế bào gan), mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải; thậm chí bị phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê (gọi là bệnh não do gan hay hôn mê gan).

Một số thuốc có thể gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các thuốc có thể gây độc cho gan:

Các thuốc có nguy cơ gây tổn thương tế bào gan (làm tăng men AST, ALT): Bao gồm các kháng sinh kháng khuẩn (tetracycline, ciprofloxacin, metronidazol...), kháng sinh kháng nấm (ketoconazol), thuốc chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), thuốc trị tăng huyết áp (lisinopril, losartan), thuốc chống tiết acid trị viêm loét dạ dày (omeprazol), thuốc chống trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), thuốc trị mỡ máu (các statin), vitamin (vitamin A liều cao, niacin tức vitamin PP). Đặc biệt là thuốc giảm đau chống viêm (như các thuốc kháng viêm không steroid: NSAID). Riêng paracetamol thường được xem là an toàn, lại là thuốc có thể gây hoại tử tế bào gan nặng nề, nếu lạm dụng.

Các thuốc có nguy cơ làm tắc mật (tăng alkalin phosphatase + tăng bilirubim toàn phần): Gồm các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (amoxicilin+acid clavulanic: augmentin, erythromycin), kháng sinh kháng nấm (terbinafin), thuốc trị rối loạn tâm thần (chlopromazin, mirtarazin), thuốc kháng histamine trị dị ứng (promethazin), thuốc trị tăng huyết áp (irbesartan), thuốc là hormone sinh dục nữ (estrogen), thuốc là hormone sinh dục nam (testoterone)…

Lời khuyên của thầy thuốc
Nếu được bác sỹ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn. Khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn, sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần trở lại tái khám ở bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, nếu thuốc có làm hại gan.
Sử dụng một số thuốc có thể làm tăng men gan (như dùng thuốc trị rối loạn mỡ trong máu là thuốc thuộc nhóm fibrat hay thuốc statin), nếu ngưng thuốc sẽ làm men gan trở lại bình thường. Vì vậy, khi đang dùng thuốc mà xét nghiệm bị tăng men gan phải báo cho bác sỹ điều trị để có hướng xử trí thích hợp.

 Các thuốc có nguy cơ vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng AST, ALT và tăng alkalin phophatase): Các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), thuốc trị tăng huyết áp (catopril, enalapril, verapamil), thuốc chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), thuốc kháng hitamin trị dị ứng (cyproheptadin)…

Lưu ý, “thuốc có nguy cơ hại gan” có nghĩa là thuốc đó có thể gây hại có thể không, chứ không nhất thiết luôn gây hại gan.

Thông tin về một thuốc có nguy cơ gây hại cho gan thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác. Người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu xét nghiệm thấy tăng men gan thì việc tăng men gan chưa hẳn là biểu hiện đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ có men gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc mà cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Khi có các biểu hiện lâm sàng như vàng da, suy gan cấp, thì phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Đối với một thuốc đã gây độc cho gan thì nhất thiết không được thử dùng lặp lại. Nếu không gan sẽ tổn thương nặng nề hơn.

Có thông tin: “Khi bị viêm gan có thể dẫn đến xơ gan rồi tiến triển thành ung thư gan”. Viêm gan dẫn đến ung thư gan nêu ở đây là viêm gan do siêu vi, đặc biệt do nhiễm siêu vi viêm gan B và C.

Tuy nhiên viêm gan do thuốc, đặc biệt đến giai đoạn viêm gan mãn tính, vẫn là yếu tố hỗ trợ để dẫn đến ung thư gan. Nghiên cứu dưới cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thấy rằng các tế bào gan bị hủy hoại trong giai đoạn viêm gan mạn tính và xơ gan sẽ một lần nữa kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-, TGF-ß... dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.

 - Thông tin về một thuốc có nguy cơ gây hại cho gan thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác. Người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.
- Khi dùng thuốc, nếu xét nghiệm thấy tăng men gan thì việc tăng men gan chưa hẳn là biểu hiện đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ có men gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc mà cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

CN Huệ - Tổ T3G A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
07:00: Giao ban đầu tuần
08:00: Họp BVĐ giảm nghèo bền vững
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
08:00: Hội Đông Y làm việc về sự phát triển Đông Y tại A Lưới
Thứ tư ngày 24/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
08:30: Giao ban quý 2 năm 2024 CT PHCN dựa vào cộng đồng
15:00: Họp Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
08:00: SH KHKT chuyên đề “ Quản lý, chăm sóc người bệnh”
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Tập huấn sử dụng phần mềm khám chữa bệnh
14:00: HN đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của YTCS
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY đã hoàn thành sự nghiệp công tác
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang