BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
TUẦN 27 (Từ ngày 01/7/2024 đến ngày 07/7//2024)
I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH TRONG TUẦN QUA
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 05 ca mắc bạch hầu ( trong đó có 01 trường hợp tử vong) gồm các tỉnh: tỉnh Hà Giang ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong các tháng 1, 2 và 4/2024, tại các ổ dịch cũ (tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh), tỉnh Nghệ An ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong (tháng 6/2024) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Bắc Giang ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh (tháng 7/2024) tại huyện Hiệp Hòa, có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong của tỉnh Nghệ An. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận ca bệnh Bạch Hầu.
Trong tuần theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh ghi nhận 70 ca sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong. Là tuần có ca bệnh nhiều nhất từ đầu năm đến nay.
II. CÁC DỊCH BỆNH NỔI BẬT
1. Bệnh sốt xuất huyết:
Trong tuần 27 trên địa bàn huyện A Lưới ghi nhận 01 Ca bệnh sốt xuất huyết tại thôn Phú Xuân xã Phú Vinh. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay: Toàn huyện ghi nhận 02 trường hợp mắc sốt xuất huyết xác định tại xã Sơn Thủy và xã Phú Vinh, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 là 0 trường hợp. 01 ca bệnh tại xã Phú Vinh chưa qua 14 ngày.
2. Các dịch bệnh mới nổi khác: Chưa ghi nhận ca bệnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
- Công tác xử lý dịch: ngày 05 tháng 7 năm 2024 Trung tâm y tế A Lưới phối hợp với trạm Y tế Phú Vinh tiến hành điều tra, thau véc bọ gậy và phun hóa chất xử lý ca bệnh sốt xuất huyết tại thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh theo quy định.
Một số hình ảnh của hoạt động
- Công tác truyền thông: Tiếp tục chỉ đạo các trạm Y tế tăng cường thời lượng truyền thông phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch SXHD trên hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn.
IV. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHO CỘNG ĐỒNG
1. Cách phòng bệnh bạch hầu:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: SII, Td đầy đủ, đúng lịch.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Lịch tiêm chủng vắc xin SII trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
|
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
|
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
|
Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi
|
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, người dân phải nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Phải được cách ly và điều trị. Trường hợp tại ổ dịch bạch hầu, người dân cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Đơn vị sản xuất: Khoa KSBT-YTCC&ATTP – TTYT A Lưới
Số điện thoại liên hệ:0234.3878.221
Website: bvaluoi@thuathienhue.gov.vn