BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
TUẦN 26 (Từ ngày 24/6/2024 đến ngày 30/6//2024)
I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH TRONG TUẦN QUA
Tính đến ngày 30/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận 542 ca bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD), 68 ca bệnh Tay chân miệng (TCM). Trong tuần 26 toàn tỉnh ghi nhận thêm 66 ca SXHD và 02 ca TCM, không có tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm.
II. CÁC DỊCH BỆNH NỔI BẬT
1. Bệnh sốt xuất huyết:
Trong tuần 26 trên địa bàn huyện A Lưới không ghi nhận Ca bệnh sốt xuất huyết. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay: Toàn huyện ghi nhận 01 trường hợp mắc sốt xuất huyết xác định tại xã Sơn Thủy, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 là 0 trường hợp.
2. Các dịch bệnh mới nổi khác: Chưa ghi nhận ca bệnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
- Công tác xử lý dịch: 100% ca bệnh đều được xử lý đúng quy trình trong vòng 24h.
- Công tác giam sát : Thực hiện Công văn số: 738/KSBT-PCBTN& KST-CT của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Tăng cường phòng, chống dịch bệnh phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trung tâm y tế A Lưới xây dưng kế hoạch phối hợp với các đơn vi liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phồng chống dịch và kiểm tra công tác đảm bảo An toàn thực phẩm tại các trường có các điểm thi.
-
Công tác tuyên truyền: Trung tâm Y tế chỉ đạo các trạm Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng về an toàn vệ sinh thực phẩm và các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt nhóm đối tượng thí sinh, phụ huynh, các Hội đồng thi, những người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trong đó chú trọng tuyên truyền về các bệnh có nguy cơ bùng phát cao như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tả, tiêu chảy cấp…
-
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, kịp thời xử lý các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra ở các điểm thi; xử lý hiệu quả, triệt để, không để lây lan bùng phát. Phân công cán bộ trạm y tế trực tại các địa điểm thi theo kế hoạch.
IV. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHO CỘNG ĐỒNG
Cách phòng bệnh ho gà
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh ho gà
- Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.
- Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.
- Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Đơn vị sản xuất: Khoa KSBT-YTCC&ATTP – TTYT A Lưới
Số điện thoại liên hệ:0234.3878.221
Website: bvaluoi@thuathienhue.gov.vn