I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH TRONG TUẦN QUA
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023: Bệnh xuất hiện chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền bắc như: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thanh Hóa... Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau nhiều năm không xuất hiện ca ho gà, trong tuần 24, toàn tỉnh ghi nhận 2 ca nghi ngờ (TP. Huế, Quảng Điền), 1 ca xác định (TP. Huế), trong đó 2 ca 2 tháng tuổi, 1 ca 3 tháng tuổi. Cả 3 trẻ đều chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. Tại huyện A Lưới chưa ghi nhận trường hợp mắc ho gà
Trong tuần theo ghi nhân của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh ghi nhận 36 ca sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong. Giảm 38 % so với tuần 24 ( 58/36 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong).
II. CÁC DỊCH BỆNH NỔI BẬT
-
Bệnh sốt xuất huyết:
Trong tuần 25 trên địa bàn huyện A Lưới không ghi nhận Ca bệnh sốt xuất huyết. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay: Toàn huyện ghi nhận 01 trường hợp mắc sốt xuất huyết xác định tại xã Sơn Thủy, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 là 0 trường hợp. Hiện tại ca bệnh đã qua 14 ngày.
-
Bệnh thủy đậu:
-
Trong tuần trên địa bàn huyện ghi nhận 01 ca thủy đậu tại Hồng Thượng ca bệnh đã được trạm y tế xử lý theo đúng quy định.
-
Các dịch bệnh mới nổi khác: Chưa ghi nhận ca bệnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
- Công tác xử lý dịch: 100% ca bệnh đều được xử lý đúng quy trình trong vòng 24h.
- Tiếp tục Hưởng ứng “Ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết” lần thứ 14 năm 2024, các trạm y tế xã, thị trấn tiếp tục triển khai các dịch thau véc bọ gậy.
Một số hình ảnh của hoạt động
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các nội dung sau:
+ Tuyên truyền về nguyên nhân gây bệnh SXHD và sự nguy hiểm của bệnh, các biểu hiện của bệnh và cách nhận biết, phát hiện sớm bệnh SXHD; ảnh hưởng của dịch bệnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
+ Tuyên truyền về đặc điểm của véc tơ truyền bệnh, nơi sinh sản, trú ngụ của muỗi Aedes truyền bệnh SXHD, cách phát hiện và những biện pháp cụ thể, đơn giản mà mỗi người dân có thể tự áp dụng để loại bỏ ổ bọ gậy (lăng quăng) của muỗi truyền bệnh.
+ Tuyên truyền về trách nhiệm của mọi người trong việc tìm kiếm và loại trừ các ổ chứa bọ gậy, tham gia vào các hoạt động phòng, chống SXHD.
IV. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHO CỘNG ĐỒNG
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên.
Bệnh lây qua đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp.
Ho gà là bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, khi đó khoảng 80% người tiếp xúc cùng gia đình có thể bị lây.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng.Người lớn có thể mang vi khuẩn mà không biểu hiện bệnh và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ sống xung quanh.
Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt, có thể sốt nhẹ kèm theo ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít sau cơn ho, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính. Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh.
Bệnh có thể có các biến chứng như viêm phổi bội nhiễm, ho kéo dài, ngừng thở, co giật, rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tử vong.
Đơn vị sản xuất: Khoa KSBT-YTCC&ATTP – TTYT A Lưới
Số điện thoại liên hệ:0234.3878.221
Website: bvaluoi@thuathienhue.gov.vn