""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.260.604
Truy câp hiện tại 33
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TUẦN  44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024) I. TỔNG...
Lợi ích và hiệu quả của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Ngày cập nhật 23/04/2024

     HIV luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (viết tắt là điều trị PrEP) chính là một trong những giải pháp tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Hiện nay trên toàn quốc đã có hơn 200 cơ sở triển khai điều trị PrEP, tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân điều trị PrEP từ tháng 4/2024.

 

PrEP là gì? Những đối tượng nào cần điều trị PrEP?

     PrEP – là viết tắt của từ tiếng Anh (Pre-Exposure Prophylaxis), có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV và điều trị PrEP là sử dụng thuốc kháng virút (ARV) đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV.

     Đối tượng sử dụng của PrEP là tất cả những người chưa nhiễm HIV; những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV như: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới; người tiêm chích ma tuý; người chuyển giới nữ; người bán dâm; bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng vi rút HIV trên 200 bản sao/ml, chưa đạt mức ức chế; những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).

 

Điều trị PrEP có những lợi ích gì?

  • PrEP giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90%

          Các nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới đã chứng minh sử dụng PrEP đúng cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90% qua đường tình dục và hơn 70% đối với nhóm tiêm chích ma túy.

          PrEP an toàn đối với hầu hết người sử dụng

          PrEP rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng.
          Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu, như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Một số người có thể chóng mặt hoặc đau đầu. Các tác dụng phụ này thường kéo dài trong vài ngày hay vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP.Đặc biệt, phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. 

  • Chi phí khi điều trị PrEP

          Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đang được hỗ trợ của dự án Quỹ toàn cầu nên tất cả mọi chi phí liên quan đến khám, xét nghiệm, thuốc… đều được miễn phí hoàn toàn. Đồng thời những người giới thiệu được bệnh nhân tham gia điều trị PrEP sẽ được dự án hỗ trợ kinh phí xăng xe đi lại.

Thuốc điều trị PrEP uống như thế nào? Phải dùng sau bao lâu mới có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV?

          Hiện nay, điều trị PrEP bằng thuốc ARV có chứa Tenofovir/Emtricitabine (TDF/FTC) hàm lượng TDF/FTC 300/200mg: uống 1 viên/ngày. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.

          Đối với nam quan hệ tình dục đồng giới qua đường hậu môn: Uống mỗi ngày 1 viên thì hiệu quả tối đa sau 7 ngày uống liên tục hoặc uống 2 viên trước khi quan hệ tình dục từ 2 đến 24 giờ. Cần được tiếp tục sử dụng thuốc PrEP 2 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng để bảo đảm hiệu quả cho lần phơi nhiễm HIV cuối cùng.

          Với quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc phòng lây nhiễm HIV qua đường máu: Cần uống ít nhất 21 viên (1 viên/1 ngày) mới có tác dụng phòng lây nhiễm HIV. Sử dụng PrEP tiếp tục đến hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng để bảo vệ cho lần phơi nhiễm HIV cuối cùng.

PrEP uống hằng ngày

PrEP uống theo tình huống

 

Tại Thừa Thiên Huế khách hàng có thể nhận dịch vụ PrEP ở đâu?

  • Tại Thừa Thiên Huế, khách hàng có thể đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ sở 21 Nguyễn Văn Linh – phường An Hòa – thành phố Huế) để được khám, tư vấn và điều trị PrEP.
  • Số điện thoại để tư vấn điều trị PrEP: 0941.262.434

 

CN Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang