""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.254.554
Truy câp hiện tại 517
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TUẦN  44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024) I. TỔNG...
Phòng chống tác hại do thiếu hụt I ốt
Ngày cập nhật 01/11/2023

Thiếu I-ốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ.

I-ốt là một vi chất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho sự tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp, phát triển xương, phát triển của não bộ và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. 

Nếu thiếu I-ốt sẽ dẫn đến thiếu hoóc-môn giáp trạng và ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là "các rối loạn do thiếu I-ốt".

Các rối loạn do thiếu I-ốt

Thiếu I-ốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. 

Trong thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào hoóc-môn giáp trạng của người mẹ ngấm qua nhau thai sang con. Hoóc-môn này rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. 

Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu thiếu I-ốt thì sự phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. 

Người ta đã chứng minh, thiếu I-ốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Các hậu quả này sẽ tồn tại vĩnh viễn suốt cuộc đời trẻ, vì hiện nay y học chưa chữa được.

Thiếu I-ốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non...

Trong giai đoạn cơ thể trẻ phát triển, nếu thiếu I-ốt sẽ gây bệnh bướu cổ. Bướu cổ là hình ảnh phì đại của tuyến giáp. Tuyến giáp là nơi sản xuất ra các hoóc-môn giáp trạng, trong đó I-ốt là một nguyên liệu chủ yếu để tổng hợp các hoóc-môn này.

Khi thiếu I-ốt cơ thể sẽ phản ứng bù trừ bằng cách tăng sinh tuyến giáp, nhằm tăng cường hoạt động để sản sinh lượng hoóc-môn đầy đủ, vì vậy dẫn đến hiện tượng phì đại tuyến giáp hay bướu cổ. Kích thước bướu cổ to sẽ chèn ép đường thở, đường ăn uống... ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Ngoài ra, thiếu I-ốt sẽ dẫn tới giảm hoạt động tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol...

Ở tuổi dậy thì, nếu thiếu I-ốt cũng thường gây bướu cổ, các biến chứng của bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. Khi bị thiểu năng giáp, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, lao động rất nhanh mệt mỏi, không linh hoạt, tinh thần trì trệ, khả năng lao động giảm sút...

Phòng ngừa thiếu hụt I-ốt

Nhu cầu I-ốt hàng ngày của một người bình thường là từ 150 đến 200 mcg I-ốt, còn ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần thêm 30 đến 50 mcg. Cơ thể con người không tự tổng hợp được I-ốt mà hoàn toàn phải cung cấp từ bên ngoài, chủ yếu từ lương thực, thực phẩm, một phần qua không khí và việc bổ sung I-ốt phải thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ trong một lần, một lúc, một giai đoạn. 

Do lượng I-ốt ngày càng nghèo đi từ các nguồn cung cấp tự nhiên mà nhu cầu lại cần thường xuyên và liên tục, cho nên vấn đề sử dụng muối I-ốt và các chế phẩm có I-ốt (đủ tiêu chuẩn phòng bệnh) là nguồn bổ sung I-ốt cần thiết. 

Vì vậy để phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt, người dân nên sử dụng muối I-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày. Phải bổ sung I-ốt liên tục mới đảm bảo đủ nhu cầu I-ốt, không nên dùng một thời gian rồi dừng.

Nhu cầu I-ốt của trẻ/ngày là: Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 40mcg/ ngày, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối I-ốt hoặc nước mắm có I-ốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Với trẻ đã ăn dặm (6-12 tháng) cần 50mcg, có thể bổ sung I-ốt qua ăn uống hàng ngày. 

Trẻ từ 1-3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4-9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10-12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg. Trứng và các thực phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp I-ốt khá tốt. Ngoài ra, I-ốt cũng có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau xanh...

Sử dụng muối I-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu I-ốt cho cơ thể và phòng ngừa được các rối loạn do thiếu I-ốt.

Cách bổ sung I-ốt cho cơ thể:

- Sử dụng muối I-ốt đúng cách: Nêm muối có I-ốt sau khi đã nấu chín thức ăn.

- Ăn các thức ăn giàu I-ốt. Ăn nhiều hơn và chủng loại thực phẩm phải phong phú hơn.

- Với những người cần bổ sung I-ốt bằng viên bổ sung I-ốt thì phải theo đúng chỉ định bác sĩ nội tiết. Mỗi một viên này chứa từ 50 - 150µg I-ốt và bạn cần khoảng 100 - 200µg mỗi ngày.

CN Hồ Thị Huệ - TTYT A Lưới Tổng hợp
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang