""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.255.339
Truy câp hiện tại 669
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TUẦN  44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024) I. TỔNG...
9 nguyên nhân gây suy tuyến giáp bạn đã biết chưa?
Ngày cập nhật 31/10/2023

     Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ một số hormone. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu không nhận biết sớm và điều trị, suy giáp có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở vùng cổ trước. Nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất các hormone tuyến giáp, được tiết vào máu và sau đó được vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp, các tế bào của cơ thể không thể nhận đủ hormone tuyến giáp và các quá trình chuyển hóa của cơ thể trở nên chậm lại. Khi cơ thể hoạt động chậm, có thể nhận thấy mình lạnh hơn, dễ mệt mỏi hơn, da khô hơn, giảm trí nhớ, trầm cảm và bắt đầu bị táo bón. Bởi các triệu chứng thường thay đổi và không đặc hiệu, cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị suy giáp hay không là xét nghiệm máu định lượng TSH.

Nguyên nhân gây suy giáp

Có nhiều nguyên nhân khiến các tế bào trong tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp:

- Do viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp có thể do tự miễn dịch hoặc do nhiễm virus. Viêm tuyến giáp có thể làm cho tuyến giáp giải phóng toàn bộ hormone tuyến giáp dự trữ vào máu cùng một lúc, gây ra tình trạng cường giáp trong thời gian ngắn (tuyến giáp hoạt động quá nhiều); sau đó tuyến giáp trở nên hoạt động kém và gây nên suy giáp.

Cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị suy giáp hay không là xét nghiệm máu định lượng TSH

- Do sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp: amiodarone, lithium, interferon alpha và interleukin-2 có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp dẫn đến suy giáp.

- Do quá nhiều hoặc quá ít i-ốt: Tuyến giáp cần có i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp, I-ốt đi vào cơ thể trong thức ăn và hấp thu máu đến tuyến giáp. Cần có lượng i-ốt thích hợp để giữ cho việc sản xuất hormone tuyến giáp ở mức cân bằng. Khi hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra hoặc làm tình trạng suy giáp nặng thêm.

- Do tổn thương tuyến yên: Tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết hormone tuyến giáp, khi tuyến yên bị tổn thương do khối u, bức xạ hoặc phẫu thuật, tuyến giáp có thể giảm hoặc ngừng sản xuất hormone.

- Do các rối loạn hiếm gặp xâm nhập vào tuyến giáp: Bệnh amyloidosis có thể lắng đọng protein amyloid, bệnh sarcoidosis có thể lắng đọng u hạt, bệnh huyết sắc tố có thể lắng đọng sắt ở tuyến giáp... làm suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp.

- Do bệnh tự miễn: Trong cơ thể của một số người, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng xâm nhập có thể nhầm các tế bào tuyến giáp và các enzym của chúng với những tác nhân có hại và tấn công chúng. Khi đó, không còn đủ tế bào tuyến giáp và các enzym để tạo ra đủ hormone tuyến giáp. Điều này hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Viêm tuyến giáp tự miễn có thể khởi phát đột ngột hoặc có thể phát triển chậm trong nhiều năm, hay gặp là viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp xơ teo.

- Do phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp: ở bệnh nhân có nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Basedow: Nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, chắc chắn sẽ bị suy giáp; nếu chỉ cắt bỏ một phần, phần còn lại có thể sản xuất ra đủ hormone tuyến giáp để giữ cho nồng độ hormone trong máu ở mức bình thường.

- Do điều trị bức xạ: Những bệnh nhân mắc bệnh Basedow, bướu nhân độc được điều trị bằng iốt phóng xạ (I-131), ung thư đầu - cổ được điều trị xạ trị. Tất cả những bệnh nhân này có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng của tuyến giáp.

- Do suy giáp bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra không có tuyến giáp hoặc chỉ được hình thành một phần tuyến giáp, một số có một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị lạc chỗ hoặc ở một số trẻ sơ sinh các tế bào tuyến giáp hoặc các enzym của chúng hoạt động không bình thường.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể.Một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ được xác định là do bệnh lý của tuyến giáp.

Biểu hiện người bệnh bị suy giáp

Suy giáp không có bất kỳ triệu chứng đặc hiệu nào ở giai đoạn sớm. Rất nhiều trường hợp khi đi khám thì các biểu hiện lâm sàng đã rõ rệt, thậm chí là đã bị biến chứng nặng, đặc biệt ở người có tuổi.

Tùy vào độ tuổi và mức độ giảm tiết hormone tuyến giáp mà suy giáp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện suy giáp ở người lớn và trẻ em đôi khi rất khác nhau. Suy giáp ở người lớn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hoặc đã mãn kinh với các triệu chứng:

- Các biểu hiện về da, lông tóc móng: Da mặt trở lên dày, mất các nếp nhăn, có màu vàng sáp, mi mắt phù (mi dưới ), gò má tím, gan bàn chân- tay vàng, ngón tay to – khó gấp, da tay – chân lạnh đôi khi tím, có thể có lưỡi dày, nói khàn, ngủ ngáy, ù tai do bị thâm nhiễm.

Tóc – lông khô , dễ gãy rụng, móng tay – chân khô dễ gãy.

- Các biểu hiện chuyển hóa :

‎+ Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sợ lạnh, hạ nhiệt độ, thích mùa hè.

‎+ Hô hấp: thở nông, chậm

‎‎‎‎+ Tăng cân mặc dù ăn kém, táo bón mạn tính do giảm nhu động ruột.

‎+ Tim mạch: nhịp tim chậm , huyết áp thấp , đau vùng trước tim, có thể có tăng huyết áp.

‎+ Thiếu máu

‎+ Yếu cơ, đau cơ, hay bị chuột rút, trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm hoặc mất.

‎+ Tinh thần: mệt mỏi, khó tập trung, giảm nhu cầu và khả năng tình dục, một số trầm cảm hoặc kích động.

- Các biểu hiện rối loạn nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, mất kinh, chảy sữa.

Tuy nhiên để chuẩn đoán chính xác thì cần xét nghiệm máu: Xét nghiệm TSH tăng, FT4 giảm là dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định suy giáp.

Lời khuyên thầy thuốc

Phương pháp điều trị suy giáp là dùng thuốc để bổ sung lượng hormone mà tuyến giáp không sản xuất đủ. Hầu hết các trường hợp điều trị đúng theo phác đồ đều kiểm soát được tình trạng suy giáp. Quan trọng là người bệnh không thể tự ý giảm liều lượng hoặc ngừng hẳn việc sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ, vì điều này có thể khiến suy giáp nghiêm trọng hơn và gây ra biến chứng.

Ngoài ra, những bệnh nhân mà suy giáp đã gây ra biến chứng thì cần điều trị tùy vào biến chứng cụ thể mà bệnh nhân gặp phải.

Nhìn chung, tất cả mọi trường hợp suy giáp đều cần điều trị. Việc sử dụng hormone thay thế có thể phải kéo dài suốt đời. Phụ nữ mang thai bị suy giáp cần điều trị tích cực để tránh thai nhi bị bướu giáp. Mục tiêu cuối cùng là đưa tuyến giáp về tình trạng bình giáp nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể và ngăn ngừa biến chứng.

Khi nào cần đi kiểm tra sớm hơn?

- Các triệu chứng suy giáp xuất hiện trở lại hoặc nặng hơn.

- Tăng hoặc giảm cân nhiều

- Có sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng một loại thuốc làm giảm hấp thu thyroxine (chẳng hạn như một số loại thuốc kháng axit, thuốc bổ sung canxi và viên sắt); Thuốc có chứa estrogen (thuốc tránh thai) cũng ảnh hưởng đến liều lượng thyroxine.

- Bắt đầu sử dụng hoặc ngừng dùng một số loại thuốc để kiểm soát cơn co giật (động kinh) như phenytoin hoặc tegretol, vì những loại thuốc này làm tăng tốc độ chuyển hóa thyroxine và liều lượng thyroxine của bạn có thể cần được điều chỉnh.

- Phải sử dụng uống thuốc không thường xuyên.

CN Hồ Thị Huệ - TTYT A Lưới Tổng hợp
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang