|
|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế
Thống kê truy cập Truy câp tổng 3.253.558 Truy câp hiện tại 267
|
|
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
TUẦN 44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024)
I. TỔNG... |
|
|
|
|
| |
BẢN TIN AN TOÀN SỐ 2: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN A LƯỚI – HẠN CHẾ NHỮNG SỰ CỐ ĐÁNG TIẾC CÓ THỂ XẢY RA Ngày cập nhật 27/07/2023
An toàn người bệnh (ATNB) luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì nguy cơ của các sự cố y khoa (SCYK) luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các khoa phòng/ bộ phận phải triển khai và duy trì chương trình quản lý ATNB và cải tiến liên tục, ATNB là một chương trình có sự khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.
Trong 6 tháng vừa qua Trung tâm Y tế Huyện A Lưới đã ghi nhận được một số sự cố y khoa gần như chưa xảy ra (miss near) và xảy ra như sau:
-
Phân tích sự cố y khoa
STT
|
Phân loại sự cố theo nhóm sự cố
|
Tỷ lệ
|
Ghi chú
|
1
|
Tai nạn đối với người bệnh
|
1/6
|
Trượt ngã
|
2
|
Thuốc và dịch truyền
|
3/6
|
Phát thuốc chậm giờ, Người bệnh bị sốc phản vệ; Chỉ định liều kháng sinh quá cao cho trẻ em.
|
3
|
Khác:
|
2/6
|
Quên đem hộp chống sốc khi tiêm thuốc, Truyền cho bệnh nhân bị trật ven.
|
-
Các giải pháp khắc phục các sự cố
STT
|
Nội dung
|
Khắc phục
|
1
|
Tai nạn đối với người bệnh
|
- Sắp xếp lại buồng bệnh, giường bệnh phù hợp tình trạng bệnh của bệnh nhân
- Đánh giá nguy cơ té ngã khi bệnh nhân vào viện, quản lý chặt chẽ bệnh nhân có nguy cơ té ngã cao.
- Cần lắp thêm các tay vịn trong phòng vệ sinh.
|
2
|
Nhân viên y tế không thực hành đúng qui định
|
- ĐDT tăng cường vai trò lãnh đạo, giám sát công tác điều dưỡng để đảm bảo an toàn cho người bệnh và cho nhân viên.
- Khi đi tiêm đẩy xe tiêm đầy đủ dụng cụ.
- Thường xuyên trau dồi kỹ năng thực hành.
|
3
|
Liên quan đến thuốc
|
An toàn sử dụng thuốc:
- Khoa phòng thường xuyên nhắc nhở trong giao ban hàng ngày và trong buổi sinh hoạt chuyên môn, bình đơn thuốc hàng tháng.
- Tuân thủ qui định 5 đúng khi sử dụng thuốc cho người bệnh
- Kiểm tra kỹ thông tin bệnh nhân, rà soát lại y lệnh tránh bỏ sót, gói thuốc, ghi giờ phát, kiểm tra y lệnh thường xuyên.
- Cần phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc
|
Qua kết quả nêu trên nhận thấy sự cố y khoa luôn thường trực và có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào từ khâu chẩn đoán, điều trị, can thiệp thủ thuật, chăm sóc,… bên cạnh đó hầu hết các sự cố gần như xảy ra thu thập được một phần do sự bất cẩn, chủ quan của CBYT.
3. Giải pháp cải tiến chất lượng an toàn người bệnh:
3.1. Chuẩn hóa quy trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân:
-
Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng chuẩn theo Bộ Y tế qui định.
-
Xây dựng các quy trình chuẩn về an toàn người bệnh như: quy trình an toàn phẫu thuật, quy trình chống nhầm lẫn về cấp phát thuốc cho người bệnh, quy trình về xác nhận và khẳng định đúng người bệnh, đúng loại dịch vụ cung cấp…
-
Đối với nhân viên y tế khi tham gia điều trị chăm sóc người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc quy trình, phác đồ điều trị, bảng kiểm, không nên xử lý công việc theo cảm tính.
3.2. Tăng cường huấn luyện, đào tạo về an toàn người bệnh:
-
Thường xuyên nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng cho nhân viên y tế.
-
Tập huấn cách phòng ngừa tai biến và xử trí các tình huống tai biến có thể xảy ra khi thực hiện các kỹ thuật điều trị, chăm sóc trên người bệnh.
-
Tập huấn các chuyên đề về an toàn người bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa phòng.
-
Tập huấn về quy trình báo cáo, phân tích sai sót, sự cố y khoa.
3.3. Báo cáo tự nguyện và giám sát sự cố:
-
Xây dựng hệ thống báo cáo không khiển trách để khuyến khích nhân viên y tế tự nguyện báo cáo các sự cố “suýt xảy ra” và đã xảy ra.
-
Tạo văn hóa an toàn “Lỗi và biến chứng là cơ hội học tập cho tương lai” để cho nhân viên có cái nhìn mới, nhận thức và hành vi đúng mỗi khi gặp sự cố đều tự giác báo cáo và xem như là trách nhiệm của chính mình, xóa bỏ quan niệm qui trách nhiệm cá nhân khi có sai sót.
-
Tăng cường kiểm tra, giám sát sai sót, sự cố y khoa qua hồ sơ bệnh án.
-
Báo cáo các sự cố suýt xảy ra qua hoạt động chuyên môn hàng ngày.
-
Giám sát các chuyên đề về an toàn người bệnh, chống nhầm lẫn người bệnh và dịch vụ cung cấp.
3.4. Hoạt động cải tiến đảm bảo an toàn người bệnh:
-
Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật về an toàn người bệnh như:
-
+ Cải tiến quy trình về an toàn người bệnh cho phù hợp tại các khoa phòng.
-
+ Khẳng định chính xác người bệnh tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ.
-
+ An toàn phẫu thuật, thủ thuật.
-
+ An toàn khi sử dụng thuốc.
-
+ Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
-
+ Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi truyền đạt thông tin sai lệch giữa các nhân viên y tế.
-
+ An toàn trong việc sử dụng trang thiết bị.
-
Các báo cáo tự nguyện sau khi thu thập, phân tích, xác định nguyên nhân phải phản hồi kịp thời cho nhân viên y tế biết, để học tập, rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố tái diễn.
-
Sử dụng biểu đồ xương cá để tìm những nguyên nhân, yếu tố có liên quan đến sai sót để xây dựng các giải pháp can thiệp kịp thời.
-
Cải tiến các bảng biểu chưa hoàn chỉnh, cải tiến quy trình khám và điều trị bệnh, hướng dẫn làm các thủ tục khám, cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh.
-
Cải thiện các mặt hoạt động chuyên môn của bệnh viện bao gồm an ninh trật tự, an toàn cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn; hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh.
-
Đánh giá kết quả tác động từ các sự cố đã xảy ra và suýt xảy ra.
-
Nhân rộng hiệu quả cải tiến chất lượng.
3.5. Tổ chức học tập từ các sai sót, sự cố y khoa đã được nhận dạng nhằm tránh lập lại sự cố:
-
Lập danh mục các sự cố y khoa đã được nhận dạng và tổ chức cho nhân viên y tế học tập từ các sự cố đó để phòng ngừa nhằm giảm thiểu sự cố tái diễn.
-
Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện thu thập tổng hợp các sai sót đã xảy ra và “gần như sắp xảy ra”, sau khi xác định được nguyên nhân, phản hồi về các khoa phòng tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp phòng ngừa thích hợp.
3.6. Xây dựng hệ thống “khó mắc lỗi”:
-
Xây dựng hệ thống khó mắc lỗi ngay từ khâu khám chữa bệnh đầu tiên.
-
Áp dụng bảng kiểm cho các quy trình; sử dụng các bảng biểu về liều lượng thuốc, các hình ảnh cảnh báo chống nhầm lẫn giữa các loại thuốc có hình dạng giống nhau…
3.7. Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh:
-
Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh khởi đầu từ Ban lãnh đạo cần có thái độ đúng mực, không định kiến khi có sự cố sai sót xảy ra. Nếu duy trì việc tiếp cận nhằm vào việc qui chụp trách nhiệm cá nhân sẽ dẫn đến văn hóa giấu diếm.
-
Lãnh đạo cần có cái nhìn mới về sự cố y khoa để nhân viên y tế chủ động, mạnh dạn báo cáo và trao đổi thông tin về các sai sót, sự cố y khoa.
-
Có hình thức khuyến khích những nhân viên y tế chủ động báo cáo khi sự cố xảy ra hoặc suýt xảy ra.
-
Giúp đỡ động viên tinh thần cho nhân viên y tế khi có liên quan đến sự cố.
-
Xây dựng giải pháp đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá, loại bỏ tư duy đối phó, chạy theo thành tích.
-
Tăng cường mối quan hệ đối tác giữa một bên là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và một bên là nhân viên y tế. Tạo điều kiện để người bệnh trở thành một thành viên trong nhóm chăm sóc.
-
Tổ chức trao đổi thông tin với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về kết quả điều trị, chăm sóc kể cả những việc có thể xảy ra ngoài dự kiến.
3.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát:
-
Tăng cường giám sát an toàn sử dụng thuốc, an toàn phẫu thuật, thủ thuật; giám sát việc tuân thủ các quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn.
-
Triển khai các biện pháp giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật theo bảng kiểm đã xây dựng.
-
Duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị, quy chế bệnh viện, việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng các trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao…hàng ngày.
CN Hồ Thị Huệ - CN Trương Ánh Nguyệt TTYT A Lưới Các tin khác
|
|
Lịch công tác đơn vị
|
|