|
|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế
Thống kê truy cập Truy câp tổng 3.257.019 Truy câp hiện tại 117
|
|
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
TUẦN 44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024)
I. TỔNG... |
|
|
|
|
| |
Vệ sinh phòng bệnh: Phòng tránh nhiễm giun móc Ngày cập nhật 30/01/2023
Điều kiện thích hợp cho trứng giun móc phát triển ở ngoại cảnh: Nhiệt độ 25-300C, thích hợp ở nơi ít ánh sáng, độ ẩm cao, môi trường đất xốp giàu chất hữu cơ.
Điều kiện thích hợp cho ấu trùng giun móc phát triển ở ngoại cảnh: Độ ẩm cao, môi trường đất xốp giàu chất hữu cơ.
Ấu trùng giai đoạn III có các hướng tính đặc biệt để tồn tại ở ngoại cảnh và tìm ký chủ: độ cao, độ ẩm, nhiệt độ.
Hình thể của giun móc:
- Giun móc dài khoảng 1 cm.
- Chúng sống trong đất và đặc biệt quanh bãi phân là nơi để giun đẻ trứng.
Đường truyề bệnh:
- Giun móc lây truyền qua phân người ở ngoài trời và trứng giun sẽ nở thành con giun rất nhỏ, chúng bám vào chân người khi họ đi chân đất lên chỗ đất đó.
- Giun chui qua da và vào trong máu, lên ruột, bám vào thành ruột để lấy thức ăn.
Chu kỳ sinh thái của giun móc
Chu kỳ sinh thái của giun móc chó, mèo
Trẻ đi chân trần sẽ bị nhiễm giun móc
Dấu hiệu, triệu chứng:
- Một người bị giun móc sẽ rất yếu vì giun hút máu, trông sẽ xanh xao còn trẻ nhỏ còi cọc
Chẩn đoán:
- Có thể lấy mẫu phân của người để xét nghiệm.
Điều trị:
- Có thể uống thuốc khử giun trong cơ thể.
- Có thể mua thuốc tại hiệu thuốc không cần toa.
- Cho trẻ uống thuốc giun sáu tháng một lần vì hầu hết trẻ nào cũng có giun.
Phòng tránh nhiễm giun móc:
- Không phóng uế bừa bãi, phải sử dụng nhà tiêu.
- Luôn đi giầy dép ở những nơi mặt đất có phân, đặc biệt khu vực nhà vệ sinh.
Thường xuyên cho trẻ mang giầy dép để phòng nhiễm giun móc CN Hồ Thị Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp) Các tin khác
|
|
Lịch công tác đơn vị
|
|