Các biện pháp cần thực hiện để phòng tránh nhộc độc thực phẩm:
- Rửa tay trước khi chế biến đồ ăn.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Sử dụng bát đũa sạch.
-Thức ăn phải được nấu chín, luôn ăn nóng.
- Không để ruồi đậu vào đồ ăn.
- Rửa bát đĩa ngay sau khi ăn.
- Cất trữ thức ăn thừa trong chạn sạch có lưới chống ruồi.
- Không để chuột, gián bò vào thức ăn.
- Giữ bàn bếp và dụng cụ nấu ăn trong chạn sạch sẽ cao hơn mặt đất.
- Không ăn và chế biến đồ ăn trên nền nhà.
Mối nguy hiểm do sử dụng thực phẩm không tốt:
- Thức ăn chúng ta dùng hàng ngày có thể là một trong những cách gây nhiễm bệnh nhanh nhất vì trên thực tế chúng ta đã tiếp tay cho bệnh bằng cách đưa vi khuẩn vào cơ thể chúng ta.
- Thức ăn có thể mang vi khuẩn gây hại từ nơi khác: điều này xảy ra khi ruồi đậu vào thức ăn sau khi chạm vào những nơi bẩn thỉu như nhà vệ sinh hoặc đậu vào phân trẻ nhỏ, phân động vật và đưa mầm bệnh, vi khuẩn vào thức ăn.
- Thức ăn đã bị ôi thiu và có mầm bệnh trong đó: nếu không được giữ trong tủ lạnh, thực phẩm tươi sẽ bắt đầu phân hủy. Loại thực phẩm sinh ra mầm bệnh nguy hiểm nhất là các sản phẩm từ động vật như sữa, thịt sống, cá.
Hậu quả của việc ăn thực phẩm không an toàn:
- Mầm bệnh vào cơ thể thông qua ăn uống, chúng ta sẽ có phản ứng mạnh vì cơ thể luôn loại bỏ độc tố: phổ biến là qua đi ngoài hoặc nôn ọe, thường kèm theo đau bụng dữ dội, đôi khi nhức đầu và sốt nếu bị nặng.
- Một số loại tiêu chảy sẽ tự khỏi và cơ thể dần hồi phục sau vài ngày mà không cần uống thuốc.
- Một số loại tiêu chảy khác như Lỵ Amip, Giardia và Tả rất nghiêm trọng, mất nhiều thời gian mới khỏi và phải uống thuốc kháng sinh.
- Phải phòng ngừa để đảm bảo thực phẩm không đưa vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
Sử dụng chuỗi thực phẩm an toàn để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
- Có nhiều liên kết đến cách thức chúng tôi giữ thực phẩm an toàn để tiêu thụ. Nếu bất kỳ một trong những liên kết này bị hỏng thì thực phẩm của chúng tôi sẽ cho chúng ta tiêu chảy. Bắt đầu từ nơi chúng ta trồng hoặc mua thức ăn, sau đó chúng ta chuẩn bị bữa ăn như thế nào, cách ăn thức ăn, và cách chúng ta cất giữ thức ăn trước khi chuẩn bị hoặc sau khi ăn khi chúng tôi để thức ăn thừa.
- Nguồn thực phẩm an toàn + chuẩn bị an toàn + dự trữ thực phẩm an toàn + sử dụng an toàn.
- Mua thực phẩm sạch: Mua thịt, cá ở những hàng bán đồ tươi và sạch sẽ, vệ sinh. Sử dụng thịt và các sản phẩm gia cầm, thủy cầm đã qua kiểm dịch. Không ăn uống ở các hàng quán bẩn thỉu, bếp có nhiều ruồi. Không mua gạo, ngũ cốc đã bị mốc và có mọt.
- Trồng rau sạch: Không nên dùng phân tươi để tưới rau. Rửa sạch rau trước khi nấu (vì có thể rau bị phun thuốc.
- Giữ vệ sinh khi chế biến thức ăn: Giữ bàn bếp và các dụng cụ nấu ăn sạch sẽ, không có ruồi đậu. Không ngồi cắt, chặt, chế biến thức ăn trên sàn nhà hay dùng dụng cụ bẩn hoặc chế biến ở những nơi bề mặt bẩn thỉu.
- Giữ tay sạch sẽ: Luôn rửa tay với xà phòng trước khi ăn hay chế biến thức ăn. Khi ăn, nếu không thể rửa tay, dùng đũa (hoặc thìa dĩa) để ăn.
- Ăn uống hợp vệ sinh: •Thức ăn phải được nấu chín và ăn ngay sau khi nấu. Không ăn thức ăn có mùi ôi thiu. Không ăn thực phẩm tươi sống mà chưa rửa sạch hoặc bóc vỏ. Ngồi ăn trên chiếu hoặc bàn sạch và thường xuyên giặt chiếu/ lau bàn. Ăn bằng bát đũa riêng để không nhiễm bệnh từ tay bẩn của người khác. Không dùng nhiều chất kích thích như rượu vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
- Bảo quản thức ăn thừa: •Nếu thức ăn đã nấu chin không ăn ngay cần phải bảo quản thức ăn cẩn thận. Nếu để lại sau 2 giờ (mùa hè) hoặc sau 4 giờ (mùa đông) thì cần phải hâm nóng lại. Nếu có thức ăn thừa, phải đậy cẩn thận để ruồi không đậu vào và truyền vi khuẩn gây bệnh.
- Bảo quản thức ăn hợp vệ sinh: Cất đồ ăn ở nơi khô ráo, sạch sẽ và mát mẻ, không có chuột, ruồi nhặng. Bảo quản thức ăn sống và chín riêng biệt, bảo quản thực phẩm ở nhiệt đồ thích hợp. Mua thực phẩm tươi sống (rau quả, sữa, trứng, thịt) hàng ngày nếu không có tủ lạnh để bảo quản. Rau quả phải giữ ở nơi thoáng mát như làn hay giỏ.