|
|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế
Thống kê truy cập Truy câp tổng 3.257.992 Truy câp hiện tại 270
|
|
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
TUẦN 44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024)
I. TỔNG... |
|
|
|
|
| |
Hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn phổi mạn tính Ngày cập nhật 21/10/2022
Gần như tất cả mọi người đều biết rằng hút thuốc gây ra ung thư phổi nhưng quý vị có biết rằng hút thuốc gây ra một số những bệnh phổi nguy hiểm khác hay không? Những bệnh này bao gồm viêm phế quản mạn tính và bệnh khí thủng, gọi chung là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
COPD là nguyên nhân làm chết người đứng hàng thứ tư ở Úc và hút thuốc là yếu tố gây ra COPD quan trọng nhất.
Khi quý vị hít khói thuốc lá, khói thuốc không qua cơ chế lọc của mũi, do đó làm hư hại các mô của phổi khiến cho cơ thể tiết ra nhiều chất nhờn cũng như những thứ khác. Bệnh viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các đường dẫn không khí trong phổi của quý vị bị hẹp lại và bị chất nhờn làm nghẽn một phần.
Người bị viêm phế quản mạn tính thường bị ho và bị hụt hơi nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Ngoài ra, họ còn dễ bị bệnh phổi và viêm phổi.
Hút thuốc lá cũng làm hư hại các túi khí (phế nang) của phổi. Dần dà, tình trạng này khiến cho chức năng của phổi sa sút và bị bệnh khí thủng (emphysema). Một dấu hiệu của bệnh khí thủng là bị hụt hơi. Khi bệnh ngày càng nặng, người bệnh phải gắng sức lắm mới thở được và có thể cần được thở thêm ôxy. Đa số người nào hút chừng 20 điếu thuốc lá một ngày sẽ bị bệnh khí thủng dưới hình thức này hay hình thức khác.
So với người không hút thuốc, người đã từng hút thuốc dễ bị bệnh khí thủng/viêm phổi mạn tính gấp 5 lần và người đang hút thuốc thì dễ bị bệnh khí thủng/viêm phổi mạn tính gấp 6 lần.
Hút thuốc gây 82% trường hợp bệnh khí thủng/viêm phổi mạn tính ở nam giới và 76% ở nữ giới. Tuy nhiên, theo bản báo cáo cập nhật hơn do ‘U.S. Surgeon General’ thực hiện, hút thuốc là nguyên nhân gây ra trên 90% trường hợp tử vong vì COPD.
Những hư hại do bệnh khí thủng gây ra không vãn hồi được. Tuy nhiên, bỏ hút thuốc sẽ làm chậm đà phổi bị mất dần chức năng đối với các bệnh đường hô hấp mạn tính. Ths Nguyễn Văn Cương - Khoa TTGDSK Các tin khác
|
|
Lịch công tác đơn vị
|
|