|
|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế
Thống kê truy cập Truy câp tổng 3.259.866 Truy câp hiện tại 528
|
|
BẢN TIN BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
TUẦN 44 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 03/11/2024)
I. TỔNG... |
|
|
|
|
| |
Sữa mẹ như chiếc khiên giúp bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chống lại COVID-19 Ngày cập nhật 05/08/2022
Theo một số liệu báo cáo gần đây, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ em từ đầu mùa dịch COVID-19 dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn người lớn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền, thừa cân, béo phì... Toàn quốc ghi nhận 165 trẻ mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% so với tử vong chung, cụ thể trẻ 13 - 17 tuổi 0,11%; 6 - 12 tuổi 0,1% và 0 - 2 tuổi 0,18%. Qua phân tích 2.478 ca mắc COVID-19 tại TP HCM cho thấy có 165 ca trẻ ở mức độ nặng, nguy kịch, trong số này có 13,9% trẻ thừa cân, béo phì, 8,5% có bệnh đi kèm.
Khi trẻ mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khiến chúng khó có thể tự mình chiến đấu chống sự lây nhiễm. Trong khi đó, ngoài các vắc xin được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng được cho là an toàn thì trẻ cũng còn quá nhỏ để thích nghi với một số loại vắc-xin mới, đặc biệt là vắc-xin COVID-19. Hiện nay các loại vắc-xin phòng COVID-19 được cho là an toàn với trẻ em như vắc-xin mRNA (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) mới được CDC Hoa Kỳ khuyến nghị tiêm ở trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới chỉ triển khai tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Với nguồn kháng thể dồi dào từ sữa mẹ như: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Trong đó, nhiều nhất là IgA, đặc biệt là loại IgA bề mặt, loại này có trong các dịch tiết cơ thể như nước bọt, bề mặt đường hô hấp, đường tiêu hoá, có khả năng tồn tại không bị acid của dạ dày phá hủy và không tiêu hủy các vi khuẩn "có ích" cho hệ tiêu hóa. Kháng thể này lưu hành từ máu vào trong sữa mẹ và cung cấp sức đề kháng cho con mình chống lại những vi khuẩn, vi-rút mà người mẹ đã gặp phải. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những axit béo đặc biệt và một số loại monoglyceride giúp sữa mẹ có khả năng làm vỡ màng bọc của một số loại vi-rút. Đặc biệt là lượng sữa non, xuất hiện trong những ngày đầu sau sinh, chứa rất nhiều kháng thể, tế bào miễn nhiễm và một số chất như interferon (chống vi-rút), fibronectin (tăng cường lực lượng bạch cầu như đại thực bào).
Nghiên cứu do Trường Y Icahn tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, Hoa Kỳ cho thấy các kháng thể trong sữa mẹ - Immunoglobulin A (IgA) - với các kháng thể Immunoglobulin G (IgG) trong máu và dịch ngoại bào. Theo kết quả nghiên cứu, các kháng thể IgG bảo vệ này không những có thể bảo vệ trẻ sơ sinh, mà các kháng thể cũng có xu hướng bảo vệ những người bệnh nặng COVID-19. Nghiên cứu này cho thấy kháng thể đặc hiệu IgA và IgG SARS-CoV-2 tiết ra trong sữa rất mạnh vào tuần thứ 6 sau khi tiêm vaccine. IgA tiết ra ngay sau 2 tuần khi tiêm vaccine; IgG tiết ra và đạt đỉnh sau 4 tuần (1 tuần sau khi tiêm mũi 2). Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí y khoa về nuôi con bằng sữa mẹ Breastfeeding Medicine cho thấy tiêm phòng sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể chống vi-rút COVID-19 trong sữa mẹ. Vì vậy, những người mẹ đã tiêm phòng có thể truyền khả năng miễn dịch này sang cho con.
Hiện nay, các cơ sở y tế đang triển khai tiêm nhắc lại mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho người có nguy cơ cao và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đên dưới 12 tuổi. Các bà mẹ đang mang thai và có con nhỏ cần thực hiện tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ và tham gia tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch không những đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho bà mẹ mà còn giúp nâng cao sức khoẻ, bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong đại dịch COVID-19. Ths.Bs.Lê Trung Quân- Khoa TTGDSK Các tin khác
|
|
Lịch công tác đơn vị
|
|