""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.157.643
Truy câp hiện tại 157
Ngày Quốc tế Chống kỳ thị, phân biệt đối xữ với người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới - 17/5.
Ngày cập nhật 28/05/2024

     Ngày 17/5 hàng năm, là ngày Liên Hợp Quốc kêu gọi các Quốc gia và Cộng đồng thế giới nâng cao nhận thức xã hội về chống bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng Người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới trên phạm vi toàn cầu, từ đó tác động đến các nhà hoạch định chính sách và thay đổi cách nhìn nhận của xã hội.

     Nguồn gốc của “Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với Người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới (LGBT)”, trước đó trong một thời gian dài, ngày 17/5 ở nước Đức được xem là Ngày Gay Day (Ngày người Đồng tính). Đến năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố loại bỏ người Đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Tuyên bố này là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng LGBT trên toàn thế giới, và là cơ sở khoa học để năm 2014, Liên Hợp Quốc thông qua và công nhận ngày 17/5 hàng năm là “Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử LGBT”

     Nhờ sự nỗ lực không mệt mõi, bền bỉ của các tổ chức về LGBT như: Hiệp hội Đồng tính nữ và Đồng tính nữ Quốc tế (ILGA), Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC), Liên minh Đồng tính nữ Châu Phi, Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và 24.000 cá nhân ở các quốc gia trên thế giới. “Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới” có tên tiếng Anh là “International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia” viết tắc từ tiếng Anh (IDAHOBIT hoặc IDAHOT) ra đời vào ngày 17/5 và được đa số các nước trên thế giới ủng hộ và hàng năm tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm.

 

     Năm 2013, sự kiện IDAHOT đã được tổ chức trên 120 quốc gia ở tất cả châu lục trên thế giới, trong đó ở châu Âu và châu mỹ Latinh có nhiều hoạt động sôi nổi, lan tỏa. Tại các quốc gia ở Mỹ Latin và Khối Liên minh châu Âu EU như Costa Rica, Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay, Venezuela Chile, Mexico… Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Hà Lan, Pháp, Luxembourg... “Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT” đã được chính thức công nhận và Ủy ban IDAHOBIT được hình thành, một số quốc gia trên chấp nhận Luật Hôn nhân đồng giới.

     Để hưởng ứng sự kiện ngày 17/5, với lá Cờ Lục sắc (còn gọi là Cầu vồng) gồm 6 màu: Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Tím là biểu tượng, là niềm tự hào của LGBT và các phong trào xã hội LGBT. Các Hiệp hội, các Tổ chức, các nhóm LGBT ở các quốc gia trên thế giới tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia thông qua các lễ hội âm nhạc, sự kiện văn hóa nghệ thuật, diễu hành/tuần hành đường phố, hội thảo hay các cuộc thi tài năng, hóa trang, văn nghệ… mang tinh thần và ý nghĩa của các sắc màu trên lá cờ, thể hiện sự dũng cảm; sức sống sôi động, vui vẻ; đoàn kết, thống nhất, hòa hợp; đời sống về tinh thần và tình dục; sự chia sẻ, cảm thông, nghị lực sống; thiên nhiên và nghệ thuật… Cờ Lục sắc trở thành sự nhận diện của cộng đồng LGBT, thường tung bay trong các sự kiện lớn, được trang trí trên mũ, áo quần, trên ngực áo, các vật dụng cầm tay, treo trên cửa sổ, các đồ lưu niệm…

     Lá Cờ Lục sắc cầu vồng được chính thức giới thiệu tại Việt Nam vào ngày 16/7/2011, ở một sự kiện cộng đồng, trong buổi giao lưu mang tên “I♥”. Bắt đầu từ đó hình ảnh lá Cờ Lục sắc và các vật phẩm, trang phục có màu sắc tương tự hầu như xuất hiện tại tất cả các sự kiện của cộng đồng LGBT. Kêu gọi chấm dứt kỳ thị người Đồng tính, Song tính, Chuyển giới. Hãy tôn trọng sự đa dạng!

     Từ năm 2012 đến nay, sự kiện “VietPride” được tổ chức thường niên tại Việt Nam. Đây là sự kiện rất tự hào của cộng đồng LGBT Việt Nam. Tự hào vì gia đình, người thân, bạn bè và họ cùng công nhận, công khai và ủng hộ. Tự hào vì người LGBT dám sống thật và tích cực trong bối cảnh còn nhiều định kiến từ nhiều thành phần của xã hội. Tự hào vì phong trào LGBT đã giúp xã hội có cái nhìn tôn trọng sự đa dạng, xóa bỏ thù ghét, kỳ thị, phân biệt và đối xữ.

     Năm 2014, Việt Nam cũng dỡ bỏ các Điều, Khoản “cấm người cùng giới kết hôn với nhau” trong các Bộ Luật liên quan. Liên Hợp Quốc rất hoan nghênh Bộ Tư pháp và Bộ Y tế tổ chức tham khảo ý kiến của cộng đồng LGBT và các đối tác trong quá trình xây dựng “Luật Chuyển đổi giới tính” dự kiến sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2024.

 

CN Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 14/10/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 15/10/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
15:30: Sinh hoạt chuyên đề bác sĩ
Thứ tư ngày 16/10/2024
Thứ năm ngày 17/10/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
14:50: Đại hội chi đoàn
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
14:00: Lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế
Thứ sáu ngày 18/10/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
14:00: Họp rà soát tiến độ xếp cấp chuyên môn kỹ thuật các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 19/10/2024
Chủ nhật ngày 20/10/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang