""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.254.100
Truy câp hiện tại 401
Mùa hè cảnh giác với bệnh Cái ghẻ
Ngày cập nhật 20/07/2023

     Bệnh ghẻ ảnh hưởng tới mọi người trong đó trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm các ký sinh trùng nói chung và cái ghẻ nói riêng.

     Gần đây, trên thực hành lâm sàng tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn, bác sĩ lâm sàng gặp không ít ca bệnh trên cả trẻ em và người lớn, kể cả phụ nữ mang thai đi khám do các triệu chứng ngứa và nhiễm trùng da bởi bệnh ghẻ.

     Ghẻ là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei (dân gian hay gọi là cái ghẻ) gây bệnh ở da. Các triệu chứng xuất hiện do sự xâm nhập của ký sinh trùng đào hầm ở lớp thượng bì.

     Ghẻ có thể nhầm lẫn với viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc bội nhiễm

     Về kinh nghiệm lâm sàng, phần lớn các bác sĩ chuyên ngành da liễu và ký sinh trùng có thể nhận ra biểu hiện lâm sàng của ghẻ. Sau khi khám hỏi bệnh và sự xuất hiện các triệu chứng cũng như kết hợp đặc điểm dịch tễ gia đình, người thân hoặc các bạn bè cùng chung sống trong một môi trường đông đúc, chật hẹp, vệ sinh kém,…là có thể chẩn đoán sơ bộ bệnh ghẻ đến 80-90%.

     Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng kết hợp đồng thời bệnh lý nền hoặc bội nhiễm vi khuẩn nên các hình thái lâm sàng không còn điển hình. Và  đôi khi ban đầu bác sĩ và nhân viên y tế lầm tưởng là viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc bội nhiễm, mãi sau này mới được phát hiện ra bệnh ghẻ thì khá muộn.

     Với đặc trưng bệnh ghẻ  thường xuất hiện ở các đối tượng đang sống và làm việc tại các vùng/ khu vực đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, do tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng đang dính trứng ghẻ, cái ghẻ. 

     Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng ghẻ là người bệnh ngứa rất dữ dội và tăng lên vào ban đêm. Nguyên nhân là do cái ghẻ đào hầm về đêm. Các sang thương da hay gặp khi mắc ghẻ bao gồm:

     - Thương tổn đỏ, bong vảy da, các mụn nước, nốt và sẩn đỏ đóng vảy;

     - Vị trí thường gặp ở các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, bìu, dương vật ở nam, hay môi lớn, quầng vú ở nữ;

     - Hang ghẻ do Sarcoptes scabieicũng là một đặc điểm giúp dễ chẩn đoán với dạng sẩn cứng hơi lồi, bề mặt có thể có mụn nước, đôi khi có dạng chấm đen trên bề mặt;

     - Đỏ da rải rác ở thân mình thể hiện một phản ứng tăng nhạy cảm với kháng nguyên của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei;

     - Hiện tượng chàm hóa dày sừng cũng có thể xảy ra do sự cào gãi thường xuyên do ngứa mà bệnh nhân gãi liên tục một cách vô thức vào ban đêm.

     Phòng bệnh và ngăn ngừa ghẻ tái phát

     Do bệnh ghẻ có tính chất lây lan, nếu trong môi trường có một người nhiễm ghẻ, thì nguy cơ lây bệnh cao. Do vậy, phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa khi đang cùng sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá, bạn tình… nhằm tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau trong khi điều trị.

     Đồng thời, tất cả đồ dùng, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch, phơi nắng thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ để phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân. Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ và khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

     Tóm lại: Ghẻ là bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng không quá nghiêm trọng và có thể điều trị và phòng bệnh được. Song điều trị và quản lý ca bệnh là việc rất quan trọng do không chỉ dùng thuốc, dung dịch thoa mà còn cần sự tuân thủ của bệnh nhân và cộng đồng trong sinh hoạt, lối sống. Vì bệnh dễ tái phát lại nếu trứng ghẻ hay cái ghẻ còn tồn tại trong nhà và các vật dụng thường hay tiếp xúc, nên cần điều trị và gắn liền song song với khâu phòng bệnh để tránh vòng xoắn bệnh lý và lan truyền bệnh tiếp tục.

     Các thể lâm sàng của ghẻ :

     – Ghẻ giản đơn. Chỉ có đ­ường hang và mụn nước, ít có tổn thư­ơng thứ phát.

     – Ghẻ nhiễm khuẩn : Có tổn thư­ơng của ghẻ+mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.

     – Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: Do chà xát cào gãi lâu ngày, ngoài tổn thương ghẻ còn có các đám viêm da là các đám mảng đỏ da bề mặt có mụn nước, sẩn, ngứa, lâu ngày sẽ thành eczema hoá.

     – Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.

     – Thể đặc biệt : Ghẻ Na uy ( Norwegian ) rất hiếm gặp và chỉ thấy ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nh­ư dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV/ AIDS.Hình ảnh lâm sàng những đám mảng da đỏ dày vảy, rải rác toàn thân kể cả ở đầu, mặt. Cái ghẻ tìm thấy rất nhiều ở trong lớp vảy.

CN Hồ Thị Huệ (Tổng hợp từ Báo sức khoẻ và đời sống)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang