""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.254.130
Truy câp hiện tại 390
Bác sĩ chỉ các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn sớm cần lưu ý
Ngày cập nhật 20/07/2023

     Nếu được phát hiện sớm, ung thư phổi có thể điều trị triệt căn thông qua phẫu thuật. Một số dấu hiệu sớm của ung thư phổi có thể gặp là ho kéo dài, ho ra máu, tức ngực...

Ung thư phổi có biểu hiện gì?

Triệu chứng của ung thư phổi ở giai đoạn sớm nhìn chung thường không rõ ràng. Do vậy người bệnh thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường. Như các bệnh lý ho kéo dài, mệt mỏi, tức ngực. Nhiều người bệnh khi tự điều trị thì triệu chứng có cải thiện nên dễ bị bỏ qua.

Càng ở những giai đoạn muộn hơn thì triệu chứng sẽ rõ rệt hơn, nặng nề hơn. Những điều trị thông thường lúc này tỏ ra không hiệu quả và người bệnh phải tới viện để kiểm tra. Phần lớn ở Việt Nam, bệnh nhân đều đi khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và ở giai đoạn này thì tiên lượng sẽ kém hơn rất nhiều. Các triệu chứng nặng nề khiến người bệnh suy mòn, thể trạng kém. Và việc điều trị vì thế cũng gặp khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.

Triệu chứng của ung thư phổi không những phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mà còn phụ thuộc vào vị trí của khối u. Một khối u chèn ép hoặc xâm lấn vào những cấu trúc khác nhau thì sẽ gây nên những biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng hô hấp khi mắc ung thư phổi

Các triệu chứng hô hấp thường biểu hiện muộn và không đặc hiệu.

Ho là triệu chứng thường gặp nhất và thường là triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi. Đặc biệt khi đã được điều trị bằng các thuốc thông thường không có hiệu quả.

Ho ra máu là triệu chứng khởi đầu ít gặp.

Đau ngực liên tục ở người bệnh có khối u ngoại vi thường do u xâm lấn màng phổi, thành ngực.

Khi ung thư phát triển trong đường thở, nó có thể chèn ép gây khó thở, thở khò khè. Có những trường hợp ung thư phổi biểu hiện như viêm phổi tắc nghẽn.

Triệu chứng toàn thân khi mắc ung thư phổi

Các triệu chứng toàn thân của ung thư phổi cũng không đặc hiệu. Bao gồm: mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu, chán ăn…

Ngoài ra còn có một số hội chứng thường gặp là:

- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to, rõ; tuần hoàn bàng hệ ở ngực phát triển; phù kiểu áo khoác…

- Hội chứng Pancoast – Tobias. Đau hoặc ù tai; dấu hiệu của thợ làm đồ sừng (chứng sụp mí mắt, co đồng tử, giảm tiết mồ hôi…); một đám mờ trên X- quang ngực tại đỉnh phổi.

- Hội chứng Claude – Bernard – Horner. Sụp cơ nâng mi trên, hẹp khe mắt, đồng tử co, đỏ bừng mặt, đau nửa đầu.

- Hội chứng cận u. Các hội chứng hay gặp là: hội chứng Cushing, hội chứng tăng canxi máu, hội chứng carcinoid, hội chứng Pierre Marie... Chứng biếng ăn và suy mòn cũng có thể được coi là dấu hiệu của hội chứng cận u.

- Biểu hiện di căn xa: di căn não, xương, gan, tuyến thượng thận, di căn các nơi khác...Các triệu chứng hướng tới di căn bao gồm sút cân, đau xương, đau đầu, ngất, co giật, yếu chi…Lúc này bệnh nhân tiên lượng bệnh xấu, tỉ lệ sống thêm 5 năm là rất ít, đặc biệt ở phụ nữ và những người bệnh dưới 40 tuổi.

Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi

80% ung thư phổi liên quan với yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, khói thuốc lá, sự nhiễm độc nước, không khí, điều kiện lao động... Nếu có nhiều yếu tố phối hợp thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.

- Thuốc lá: là nguyên nhân hàng đầu. Ung thư phổi có liên quan chặt chẽ với việc hút thuốc và thời gian hút thuốc. So với những người không hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người có hút thuốc lá thường xuyên cao gấp 20-50 lần. Hút thuốc lá thụ động cũng có những tác hại tương tự như hút thuốc lá trực tiếp.

- Phơi nhiễm nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ ung thư phổi. Các chất gây ung thư phổi do nguyên nhân nghề nghiệp quan trọng gồm có:

  • Amimăng (chất được phổ biến trong vật liệu xây dựng vì khả năng chống cháy và cách nhiệt tốt).
  • Radon (chất phóng xạ được hình thành trong quá trình phân hủy của đất và đá).
  • Silica, kim loại nặng và hydrocarbon thơm đa vòng….
  • Hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn từ 20-50 lần.

- Ô nhiễm không khí (khí thải, hóa chất, bụi…) gây tổn thương cơ quan hô hấp và là tiền đề để phát sinh ung thư phổi.

- Ô nhiễm không khí trong nhà được coi là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư với phụ nữ không hút thuốc.

- Đột biến gene. Các nghiên cứu cho thấy các nhiễm sắc thể bị mất đoạn trong nhiều tế bào ung thư phổi. Gen P53, gen đã được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư phổi tế bào nhỏ, bị biến đổi trong mọi tuýp của ung thư phổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột biến gene nói chung. Và khi một tế bào bị đột biến thì hệ thống miễn dịch của cơ thể vốn có nhiều cơ chế khác nhau để nhận biết tế bào hư hại để loại bỏ. Khi tế bào ung thư vượt qua hàng rào miễn dịch này thì nó sẽ phát triển dần thành một khối u.

- Tiền sử gia đình. Nếu như người thân trong gia đình của bạn bị ung thư phổi, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc căn bệnh này. Điều này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ là do di truyền hay do môi trường sống chung của các thành viên có liên quan đến các chất gây ung thư phổi, khói thuốc lá, các yếu tố khác. Nhìn chung, tiền sử gia đình của bạn nếu có vấn đề liên quan đến phổi. Bạn cần được tầm soát sớm bệnh ung thư để phát hiện kịp thời.

- Các bệnh lý viêm mạn tính: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhviêm phế quản mạn tính… những tổn thương viêm kéo dài thường là tiền đề cho ung thư. Cơ thể luôn luôn phải kích thích tế bào tại vùng bị tổn thương tăng sinh để phục hồi lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên khi tế bào càng sinh trưởng nhanh thì thời gian nghỉ của tế bào, thời gian sửa chữa những sai sót của tế bào càng giảm xuống. Vì vậy càng nhiều tế bào bị "lỗi".

- Rượu bia và chế độ ăn giàu tinh bột làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư phổi. Nam giới chỉ nên uống tối đa 2 ly và nữ giới chỉ nên giới hạn 1 ly rượu, bia/ngày.

- Virus HIV: Một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi tiềm ẩn là virus HIV - tác nhân gây ra bệnh AIDS. Khi bị nhiễm loại virus này, bạn có nhiều khả năng mắc phải ung thư phổi hơn.

CN Hồ Thị Huệ (Tổng hợp từ Báo sức khoẻ và đời sống)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang