Cảm lạnh:
- Cảm lạnh là vi rút lây truyền từ người sang người khi trời trở lạnh.
- Những người suy dinh dưỡng, mệt mỏi hoặc làm việc quá sức dễ bị cảm vì sức đề kháng kém.
- Virút cảm lạnh dễ lây khi ngủ chung trong một phòng đông mà không có cửa số để thông gió.
- Mọi người hít phải hơi thở của nhau và truyền virút cho nhau.
- Triệu chứng thông thường của cảm lạnh là nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, cảm giác váng đầu và đôi khi bị đau đầu.
- Cần phải giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước, ăn đầy đủ.
- Bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng một tuần mà không cần uống thuốc.
Viêm họng:
- Viêm họng cũng khá phổ biến trong mùa đông và thường đi kèm hoặc có sau cảm lạnh.
- Bệnh này không cần uống thuốc cũng tự khỏi.
- Vì cũng là kiểu cảm lạnh nên người bệnh nên nghỉ ngơi và ăn nhiểu, uống nhiều nước.
- Nếu không khỏi sau một tuần nên đi khám vì bệnh có thể đã nặng hơn và cần phải uống thuốc kháng sinh.
Viêm phế quản:
- Viêm phế quản là loại nhiễm khuẩn ở các nhánh phế quản phổi cần được chữa trị cẩn thận.
- Nếu bệnh nhân vẫn ho gắt, ồm ồm và thắt ngực trong thời gian hơn một tuần, cần đi khám và uống thuốc nặng hơn như thuốc kháng sinh.
- Bệnh nhân phải tiếp tục uống thuốc trong vòng năm ngày như chỉ dẫn.
- Ngoài ra, cần nghỉ ngơi khoảng một hoặc hai tuần để lại sức.
Viêm phổi:
- Viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp rất nặng và có thể gây tử vong.
- Bệnh nhân rất yếu, thân nhiệt cao, thở khò khè và mặt hơi tím tái, lồng ngực có thể bị rút lõm trong khi thở, thở rít, cánh mũi phập phồng.
- Người già thường bị viêm phổi vào mùa đông và cần được chăm sóc cẩn thận nếu bị cảm lạnh.
- Cần giữ ấm và nghỉ trên giường, uống nhiều nước ấm và ăn nhiều đồ ăn dễ tiêu hóa.
- Trẻ nhỏ thỉnh thoảng có một số triệu chứng nặng như co giật, li bì, bỏ bú.
- Đây là các trường hợp cần được cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế, nếu chậm có thể bị tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già.
Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp:
Hắt hơi
Chảy nước mũi
Ho
Đau đầu
Đỏ mắt
Đau họng
Sốt cao
Mệt mỏi
Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp tại nhà:
- Bệnh nhân cần được giữ ấm và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Tránh xa trường học hay nơi làm việc để khỏi lây sang người khác.
- Tránh tiếp xúc với bụi hay khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào.
- Ăn uống đủ chất đăc biệt ăn nhiều rau và hoa quả giàu vitamin C.
- Uống càng nhiều nước càng tốt (ít nhất 1,5 lit một ngày).
Cần lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp tại nhà:
- Nếu trẻ sốt cao, thở gấp và khò khẻ trong ngực, nên đi khám bác sỹ vì trẻ có thể bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.
- Sau 2 ngày, nếu trẻ không khỏi, đưa trẻ đến trạm xá khám lại.
- Nếu dùng thuốc kháng sinh, phải tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ và uống hết thuốc kể cả khi bệnh nhân đã khỏi.