""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.264.656
Truy câp hiện tại 597
Rối loạn tiền đình và biện pháp phòng bệnh
Ngày cập nhật 30/07/2019

     Rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nếu không chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt là ở người cao tuổi (NCT).

     Cần hiểu về nguyên nhân của căn bệnh này để phòng và điều trị ngay từ đầu.

     Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai bên của ốc tai. Vai trò quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não.

    Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi di chuyển, cúi, xoay..., hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Vì vậy, những rối loạn có liên quan đến thăng bằng là xuất phát từ hệ thần kinh nắm sau ốc tai.

Nguyên nhân

     Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng. Với NCT, rối loạn tiền đình còn phức tạp hơn và có liên quan đến một số bệnh mạn tính (tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch) làm ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não kém dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Một số trường hợp rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện rượu, bia… Một số trường hợp NCT bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi virút (dây số 8) hoặc thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình hoặc do viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống hoặc do thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít. Rối loạn tiền đình ở NCT có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ như thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật), người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh…

Triệu chứng

     Hầu hết bị rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng chính là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người thay đổi tư thế (nghiêng sang trái, sang phải) hoặc bước đi rất khó khăn vì loạng choạng rất dễ ngã. Bên cạnh đó có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể có đau đầu (đau nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh), tê chân và không tập trung, chóng quên. Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, nếu do tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn, nếu do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn. Một số trường hợp nặng có đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy…

Biến chứng

     Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài và hay tái phát. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân, mắt mờ mà còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm. Trong cơn bệnh nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não (ngã cầu thang)… Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ do máu lên não kém.

     Để xác định chính xác rối loạn tiền đình cần đi khám bệnh. Tại đây sẽ được đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm mỡ máu nhằm mục đích xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó để có phương hướng và chỉ định điều trị đúng, kịp thời tránh để xảy ra biến chứng

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

     Cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

     Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Trong trường hợp NCT bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu…) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình.

     Việc ăn, uống cần kiêng khem đúng mức, không kiêng khem thái quá gây suy dinh dưỡng (bệnh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp…). NCT không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày. NCT nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió, vào mùa lạnh cần mặc ấm, ngủ trong phòng ấm, có đủ chăn, đệm, khi ra đường cần có khăn quàng cổ, áo, quần đủ ấm, chân, tay cần có tất. Cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 - 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng. Tránh ngồi quá lâu một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo…).

CN Huệ - Tổ T3G A Lưới (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang