Dấu hiệu mách bảo bạn đã bị suy tim ở giai đoạn sớm
Không dễ nhận ra giai đoạn chuyển tiếp từ bệnh tim sang suy tim ở giai đoạn đầu (suy tim độ 1, độ 2). Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây có thể giúp bạn nhận ra căn bệnh này:
Chỉ khó thở nhẹ khi gắng sức
Khó thở có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu, nhưng thường chỉ thoáng qua hoặc xảy ra khi gắng sức nhiều và hết khi nghỉ ngơi.
Khi suy tim ở giai đoạn đầu những cơn khó thở thường chỉ xảy ra khi gắng sức (ảnh minh hoạ)
Đột nhiên mệt mỏi bất thường
Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch mà cảm thấy mệt mỏi bất thường dễ kiệt sức, thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe nhằm xác định lại tiến triển của bệnh.
Thường bị hồi hộp đánh trống ngực
Hồi hộp, trống ngực thường xảy ra ngay khi bạn lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thường xuyên xuất hiện, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trái tim đang dần suy yếu.
Tiểu đêm nhiều hơn
Khi tim suy yếu sẽ chất lỏng sẽ bị tích tụ ở các cơ quan trong cơ thể, kích thích thận tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể và làm tăng số lần đi tiểu đêm.
Dấu hiệu cảnh báo suy tim ở giai đoạn muộn
Cơ thể kiệt sức
Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi ở mọi lúc hoặc ngay sau khi thực hiện những hoạt động đơn giản như sinh hoạt cá nhân, đi bộ vài chục mét.
Khó thở ngay cả khi ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi
Cơn khó thở xảy ra thường xuyên hơn ngay cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt là ở tư thế đầu thấp và thường xuất hiện về đêm khiến người bệnh mất ngủ do phải ngồi bật dậy mới thở được. Khó thở do suy tim thường là khó thở vào và khó thở ra, còn do hen phế quản thì khó thở ra là chính.
Cơn ho kéo dài, ho từng cơn, từng tràng
Khác với ho ở giai đoạn sớm là ho khan không có đờm dễ nhầm lẫn với viêm phổi, viêm phế quản. Ở giai đoạn muộn cơn ho dai dẳng hơn, có thể khạc ra đờm loãng màu trắng hoặc nhuốm hồng. Người bệnh cần cảnh giác với các cơn ho bất thường thành từng cơn, từng tràng kèm theo khò khè, khó thở. Đây có thể là biểu hiện của cơn phù phổi cấp cần được xử lý kịp thời.
Phù và tăng cân đột ngột
Khi suy tim nặng cơ thể sẽ bị phù do tích nước ở các cơ quan nội tạng. Phù nặng hơn làm người bệnh tăng cân nhanh chóng, gan to. Dấu hiệu nhận biết phù chi là phù mềm, ấn lõm.
Bụng trướng, khó tiêu, ăn không ngon miệng
Là do máu tới hệ tiêu hóa để nuôi dưỡng giảm, dẫn đến bệnh nhân cảm thấy khó ăn, đầy bụng, buồn nôn.
Người bệnh suy tim nặng thường có thêm biểu biện đầy trướng bụng (ảnh minh hoạ)
Những bước quan trọng khi có dấu hiệu suy tim
Suy tim là tập hợp tất cả các biểu hiện triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối. Bởi vậy ngay khi phát hiện dấu hiệu suy tim, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm nhẹ bệnh và tăng cơ hội kéo dài tuổi thọ.
Ngoài tuân thủ theo phác đồ của bác sỹ, người bệnh cần chú ý:
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Điều này rất quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị ở người bệnh tim mạch, đặc biệt là ở người bệnh suy tim. Thay đổi lối sống bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng: tăng chất xơ, giảm chất béo, giảm muối
- Thay đổi lối sống: Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng.
- Quản lý căng thẳng: giảm stress, hạn chế tức giận
Giải pháp hỗ trợ giúp giảm nhẹ triệu chứng suy tim
Nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng sản phẩm hỗ trợ cùng với các thuốc điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng sống ở người suy tim. Một sản phẩm hỗ trợ phù hợp, để đạt hiệu quả tối ưu cần sự phối hợp hài hòa giữa các loại thảo dược với hàm lượng phù hợp. Thước đo chính xác nhất đối với một sản phẩm hỗ trợ là kiểm chứng lâm sàng và được các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế công nhận - điều này không có nhiều sản phẩm đạt được .