""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.267.123
Truy câp hiện tại 341
Chăm sóc sức khỏe trong mùa nắng nóng
Ngày cập nhật 10/06/2017
Ảnh minh họa

     Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, mà có thể gây ra tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước. Cảm nhiệt thường xảy ra khi cơ thể mất khả năng tự làm mát. Nguyên nhân chủ yếu do làm việc hoặc tiếp xúc quá lâu trong môi trường nắng nóng. 

        1. Đối tượng thường gặp:

            - Người già, trẻ em, phụ nữ có thai.

           - Những người làm việc trong môi trường nắng nóng và nhiệt độ cao (làm nông, công nhân làm lò gạch, lò luyện gang thép…)

          - Những người mắc các bệnh mạn tính: Tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái thái đường…

           2. Biểu hiện thường gặp:

           - Mức độ nhẹ: Mệt mỏi hoa mắt chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực

           - Mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, buồn nôn, nôn, yếu hoặc liệt nữa người, co giật hôn mê, trụy tim mạch có thể dẫn đến tử vong.

         3. Cách xử trí:

         - Mức độ nhẹ:

       + Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến nơi mát, thoáng gió.

        + Nới lỏng quần áo, lau mát cơ thể bằng khăn mát đặc biệt vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ. Nếu nạn nhân uống được nước có thể cho nạn nhân uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như Oresol pha đúng liều lượng.

         + Không để nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau 10-15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

        - Mức độ nặng:

        +  Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

    4. Khuyến cáo: Khi nhiệt độ ngoài trời trên 37°C cần thực hiện một số biện pháp sau:

         - Hạn chế ra ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.

         - Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…

        - Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

        - Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.

        - Không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, chênh lệch trên 10 độ với nhiệt độ ngoài trời. Điều này có thể gây “sốc” nhiệt khi ra ngoài. 

        - Không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nếu phải môi trường nắng nóng nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.

Ths Trần Minh Sự - Trưởng Khoa YTCC - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 25/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
07:00: Giao ban toàn viện
15:00: Họp Ban chấp hành Đảng bộ
Thứ ba ngày 26/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
09:00: Kiểm tra cấp Giấy phép môi trường
14:00: Thông qua Dự thảo Đề án Chuyển giao Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện
17:30: Gặp mặt đ/c Nguyễn Đức Lợi hoàn thành sự nghiệp công tác
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Giao ban YHCT tỉnh
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
15:00: Họp rà soát công tác chuẩn bị công tác ktra cuối năm
Thứ tư ngày 27/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra chương trình PHCN
Cả ngày: Kiểm tra công tác y tế năm 2024
08:00: Tập huấn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho CBYT
Thứ năm ngày 28/11/2024
Thứ sáu ngày 29/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 30/11/2024
Chủ nhật ngày 01/12/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang