""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.268.444
Truy câp hiện tại 18
Những câu hỏi thường gặp về tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc thụ động.
Ngày cập nhật 12/11/2015

Việt Nam đang nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới chiếm 47,4% và nữ giới 1,4%, khoảng 16 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá. 2/3 phụ nữ và trẻ em và 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà. Trên 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. 

Câu 1: Hút thuốc lá gây ra những bệnh gì?

Hút thuốc gây ra rất nhiều bênh mãn tính như ung thư phổi và các dạng ung thư khác; bệnh tim mạch, đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính và viêm phổi.

Việc hút thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở người hút thuốc. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ loãng xương, các bệnh về răng, sức khoẻ tình dục, bệnh về mắt, loét dạ dày tá tràng.

 

 Câu 2: Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp?

Hút thuốc gây tổn thương các tế bào phổi và làm giảm khả năng chống nhiễm khuẩn của phổi. Sự tổn thương của các tế bào phổi có thể dẫn đến các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần so với người không hút thuốc.

Hút thuốc cũng gây nên những bệnh đường hô hấp khác như viêm phế quản mãn tính và viêm phổi. Những người hút thuốc dễ bị mắc bệnh đường hô hấp trên và dưới hơn so với người bình thường. Chức năng phổi ở những người hút thuốc cũng sẽ suy giảm nhanh hơn.

 

Câu 3: Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch?

Hầu hết các trường hợp bệnh tim mạch và đột quỵ đều do xơ cứng động mạch. Hút thuốc đẩy nhanh quá trình này, kể cả ở những người trẻ. Khói thuốc lá làm tổn thương trật tự tế bào trong mạch máu và tim, gây sưng mạch và ngăn dòng máu mang oxy đến tim. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện khối máu đông, có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Một điều may mắn là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ sẽ giảm khi bỏ thuốc. Một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ bệnh mạch vành sẽ giảm xuống một nửa và sau 15 năm, nguy cơ giảm xuống như một người chưa từng hút thuốc. Một người dừng hút thuốc 5 đến 15 năm thì nguy cơ bị đột quỵ giảm xuống như một người bình thường.

 

 Câu 4: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

 Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới

Đối với nam giới: Hút thuốc lá sẽ gây giảm lượng tinh trùng; làm biến đổi hình dạng tinh trùng; giảm khả năng di chuyển của tinh trùng; giảm khả năng phóng tính dịch.

Nhiều năm hút thuốc có thể dẫn tới chứng liệt dương hoặc ảnh hưởng khả năng cương cứng. Hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân cốt lõi của bệnh xơ vữa động mạch trong mạch máu của dương vật

Đối với ở nữ giới: Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên lên 20-30% so với người không hút thuốc lá. 

Hút thuốc cũng làm tăng tỷ lệ rau bong non ở phụ nữ có thai làm đẻ non hoặc thai chết lưu từ 1,4 đến 2,4 lần. Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm 20-30% cân nặng của trẻ khi sinh hoặc gây đẻ non.

Hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh.

 

Câu 5: Thế nào là nghiện Ni-cô-tin?

Ni-cô-tin là chất gây nghiện tự nhiên được tìm thấy trong khói thuốc lá. Ni-cô-tin có những đặc điểm sau của một chất gây nghiện:

 Hành vi của người hút bị điều khiển bởi một chất gây ra những thay đổi về cảm xúc, đầu tiên là do những tác dụng của chất này lên não.

Những người hút thuốc tiếp tục sử dụng chất này.

Người hút thuốc sẽ dần quen với thuốc lá và tăng dần lượng dùng để đạt được cảm giác khi hút thuốc.

 

Câu 6: Mỗi ngày hút một vài điếu thuốc lá có gây hại đến sức khoẻ không?

Một số người tin rằng chỉ hút thuốc khi giao tiếp hoặc chỉ hút ít điếu trong vòng 1 ngày sẽ không gây hại. Thực ra không phải vậy. Nguy cơ mắc các bệnh tật do hút thuốc sẽ tăng lên cùng với lượng khói thuốc và thời gian mà một người hút thuốc, một điều quan trọng là không có mức an toàn cho việc hút thuốc.

Bất kỳ khi nào khói thuốc lá tiếp xúc với tế bào sống, tế bào đó đã bị tổn thương. Khi một người hít khói thuốc vào, luồng khói tiếp xúc với phổi và gây tổn thương các mô phổi. Ni-cô-tin trong khói thuốc nhanh chóng được hấp thu vào máu. Trong khoảng 10 giây, ni-cô-tin bắt đầu ảnh hưởng lên não. Ni-cô-tin nhanh chóng làm tăng nhịp tim và huyết áp và ngăn dòng  máu chảy về tim. Ni-cô-tin cũng làm giảm nhiệt độ da và hạn chế máu tới nuôi tay và chân.

 

Câu 7: Hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động khác nhau như thế nào?

Hút thuốc chủ động là khi một người tự đưa lên miệng điếu thuốc đang cháy và hút thuốc rồi nhả khói ra xung quanh. Còn hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc được nhả ra từ người hút thuốc hoặc khói thuốc toả ra từ đầu điếu thuốc đang cháy.

Với người không hút thuốc, họ sẽ hút thuốc thụ động qua khói toả ra từ đầu điếu thuốc đang cháy của người hút và khói do người hút thở ra. Còn với người hút thuốc, ngoài khói họ hít vào, họ cũng hít phải khói từ đầu điếu thuốc mà họ đang hút toả ra.

 

Câu 8: Hít phải khói thuốc có nguy hiểm hơn?

Hít phải khói thuốc với những người không hút thuốc rất nguy hiểm. Khói thuốc toả ra từ đầu điếu thuốc chưa đi qua đầu lọc của điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra từ người hút. Hơn nữa nó có thể tồn tại trong không khí tới 2 giờ ngay cả khi không còn nhìn và ngửi thấy. Như vậy, khói thuốc do đầu mẩu thuốc toả ra và người hút thở ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người đang có mặt khi người khác hút thuốc mà còn ảnh hưởng tới người bước vào phòng mà trước đó vừa có người hút thuốc.

Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh, dù tiếp xúc với khói thuốc ít hay nhiều nhưng nếu đã tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ mắc các bênh nguy hiểm là như nhau.

 

Câu 9: Hít phải khói thuốc có thể mắc bệnh gì?

Hít phải khói thuốc cũng giống như hút thuốc sẽ có thể mắc các bệnh sau: rụng tóc, cao răng, sâu răng, ung thư da, khí phế thũng, ung thư phổi và cơ quan khác, chuyển màu da ngón tay, bệnh vảy nến, đục nhân mắt, nếp nhăn, điếc, loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư tử cung và xảy thai, biến dạng tinh trùng, bệnh buerger (bệnh viêm tắc mạch máu chi).

 

Câu 10: Tôi có thể bị ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động không?

Hít phải khói thuốc lá là một trong những nguyên hàng đầu khiến những người không hút thuốc mắc phải ung thư phổi. Làm tăng 20 -30% nguy cơ ung thư phổi cho người hút thuốc thụ động. Bất kỳ ai khi phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá/thuốc lào thì có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 8 lần so với người không phải tiếp xúc với khói thuốc.

 

Câu 11: Làm thế nào để giữ cho trong nhà không còn khói thuốc?

 Dán lên tường hoặc trước cửa ra vào biểu tượng không hút thuốc như một cách lịch sự để báo cho khách tới nhà biết, nhà anh/chị không hút thuốc trong nhà.

Trong trường hợp khách hút trong nhà, lịch sự mới khách ra ngoài để hút.

Nếu khách yêu cầu được hút trong nhà, anh/chị hãy từ chối. Việc này có thể khiến khách thấy anh/chị không lịch sự nhưng anh/chị có quyền bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và con cái.

Vứt bỏ gạt tàn thuốc lá.

Nếu trong gia đình anh/chị có người hút thuốc, anh/chị nên khuyên họ bỏ thuốc vì điều này trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên khi người hút thuốc chưa thể cai được hoàn toàn, anh/chị cần nghiêm khắc yêu cầu ra ngoài hút thuốc.

Dạy trẻ con cách lên tiếng khi có người hút thuốc trong nhà và yêu cầu họ ra ngoài hút thuốc.

Giúp đỡ những người muốn bỏ thuốc trong gia đình.

 

Câu 12: Tôi có thể làm gì để không hít phải khói thuốc tại nơi làm việc?

Bạn nên biết bạn có quyền có một môi trường không khói thuốc. Hút thuốc hay không có thể lựa chọn được, nhưng nhu cầu hít thở thì không. Có rất nhiều cách để bạn bảo vệ mình và những người khác khỏi hít phải khói thuốc thụ động:

Anh/chị cần nhấn mạnh về quyền được làm việc trong môi trường không khói thuốc của mình.

Tỏ thái độ khuyến khích, khen ngợi những cơ sở, khu vực làm việc không khói thuốc và cho mọi người biết lý do vì sao bạn chọn làm việc ở những nơi như vậy.

Đừng im lặng và chịu đựng khói thuốc. Nếu khói thuốc thụ động khiến bạn thấy không thoải mái, thậm chí bạn phải ra khỏi phòng làm việc, bạn hãy cho người quản lý biết điều này và lý do vì sao bạn khó chịu.

Văn Cương – TTTTGDSK (Tổng hợp)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 25/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
07:00: Giao ban toàn viện
15:00: Họp Ban chấp hành Đảng bộ
Thứ ba ngày 26/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
09:00: Kiểm tra cấp Giấy phép môi trường
14:00: Thông qua Dự thảo Đề án Chuyển giao Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện
17:30: Gặp mặt đ/c Nguyễn Đức Lợi hoàn thành sự nghiệp công tác
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Giao ban YHCT tỉnh
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
15:00: Họp rà soát công tác chuẩn bị công tác ktra cuối năm
Thứ tư ngày 27/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra chương trình PHCN
Cả ngày: Kiểm tra công tác y tế năm 2024
08:00: Tập huấn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho CBYT
Thứ năm ngày 28/11/2024
Thứ sáu ngày 29/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 30/11/2024
Chủ nhật ngày 01/12/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang