""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.263.158
Truy câp hiện tại 418
Bệnh bạch hầu
Ngày cập nhật 28/07/2020

          Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn gây ra.

1. Tên tác nhân: 

Corynebacteriumdiphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius.

2. Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:

          + Vi khuẩn có sức đề kháng cao và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật từ vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể đến 30 ngày; trong sữa/nước uống đến 20 ngày; tử thi được 2 tuần.

          + Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ, ánh sáng khuyếch tán sẽ bị diệt sau vài ngày. Ở nhiệt độ 580C vi khuẩn sống được 10 phút, ở phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống được 1 phút. Chuột lang có cảm nhiễm cao đối với vi khuẩn bạch hầu.

+ Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol. Ngoại độc tố của các type đều giống nhau, khi được xử lý bằng nhiệt độ và focmol sẽ mất độc lực, được gọi là giải độc tố (anatoxine) dùng làm vắc xin.

3. Nguồn truyền nhiễm

          - Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

          - Thời gian ủ bệnh: Từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn.

          - Thời kỳ lây truyền: Thường không cố định. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, hiếm khi kéo dài tới 6 tháng.

4. Phương thức lây truyền:

          - Qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng.

          - Lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bệnh.

          - Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

5. Triệu chứng bệnh:

          + Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.

          + Khám thấy giả mạc có màu trắng ngà/màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.

          + Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng tại chỗ là giả mạc và toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong từ 5% - 10%.

6. Biện pháp dự phòng

          - Truyền thông giáo dục sức khoẻ các thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu.

          - Vệ sinh phòng bệnh:

          + Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

          + Tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo lịch của Chương trình TCMR.

7. Nguyên tắc điều trị:

          + Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được cách ly nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn 2 lần (-). Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh.

          + Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân phải được xét nghiệm và theo dõi y tế trong vòng 7 ngày. Tiêm 1 liều đơn Penicillin/uống Erythromycin từ 7-10 ngày cho những người đã bị phơi nhiễm, bất chấp tình trạng miễn dịch. Nếu xét nghiệm vi khuẩn (+) thì phải được điều trị và tạm nghỉ việc cho đến khi có xét nghiệm (-). Những người tiếp xúc đã được gây miễn dịch trước đây thì nên tiêm nhắc lại một liều giải độc tố bạch hầu.

          + Xử lý môi trường: Phải sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối tất cả các đồ vật có liên quan tới bệnh nhân hàng ngày bằng chloramin B.

8. Điều trị:

          - Điều trị chống ngoại độc tố bạch hầu: Tuỳ theo tình trạng bệnh mà chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu từ 20.000 đến 100.000 UI.

          - Chống nhiễm khuẩn: Tiêm Penicillin G liều 25.000 - 50.000 UI/kg/ngày cho trẻ em và 1,2 triệu đơn vị cho người lớn, chia 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhân dị ứng thì thay bằng Erythromycin với liều 40-50 mg/kg/ngày, liều tối đa 2 g/ngày trong 7 ngày liền.

          - Điều trị dự phòng cho người lành mang vi khuẩn: Tiêm một liều đơn Penicillin G benzathin 600.000 UI cho trẻ dưới 6 tuổi và 1,2 triệu UI cho trẻ từ 6 tuổi trở lên hoặc uống Erythromycin với liều 40 mg/kg/ngày cho trẻ em và 1g/ngày cho người lớn trong 7-10 ngày.

CN Huệ - Tổ T3G A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Cả ngày: Tập huấn chuyên trách tuyến huyện, xã về HĐ PC thiếu vi chất dinh dưỡng, bổ sung đa vi chất năm 2024
07:00: Giao ban toàn viện
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
08:00: Giao ban trạm y tế/Quân dân y
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra hoạt động y tế năm 2024
Cả ngày: Giám định KCB BHYT quý 3
09:00: Thông qua kết quả giám định KCB BHYT quý 3
13:30: Tập huấn các chương trình hoạt động của khoa SKMT-YTTH-BNN cho cán bộ TTYT và TYT năm 2024
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang