Ngày 31/1/2020, WHO đã tuyên bố sự bùng nổ của COVID-19 gây nên tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Dịch viêm phổi cấp do COVID-19 gây ra với những triệu chứng tương tự cảm cúm. Điều này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, không phát hiện kịp thời rất nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu cảm, đau đầu, chảy mũi, sốt… mọi người thường tỏ ra lo lắng, bất an.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người nhiễm COVID-19 và cảm cúm thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi… tương tự nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau.
Cảm cúm thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, sổ mũi, đau cơ, cơ thể mệt mỏi; khoảng 1 tuần thì khỏi bệnh. Khi bị cảm trên 10 ngày kèm theo các triệu chứng nhức đầu, chảy mũi triền miên thì có thể biến chứng viêm mũi xoang.
Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch (CDC): Một số dấu hiệu điển hình ở người nhiễm COVID-19 gồm đau họng, đau đầu, chảy nước mũi và sốt… Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày từ thời điểm tiếp xúc với nguồn bệnh. COVID-19 lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm, bởi khó xác định bệnh do COVID-19 nếu chỉ dựa vào triệu chứng.
Tại sao người viêm xoang dễ nhiễm bệnh do COVID-19?
Mũi xoang giống hệ thống “bức tường rào” siêu lọc bảo vệ hệ hô hấp dưới trước tác nhân gây bệnh và tống nhanh ra ngoài.. Bộ phận này có chức năng làm ấm, ẩm, sạch không khí, vi khuẩn, virus trước khi vào phổi. Tuy nhiên, các tác nhân này hiếm khi đi thẳng vào phổi mà thường gây bệnh ở đường hô hấp trên trước. Chúng tấn công niêm mạc mũi, gây viêm với triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi liên tục.
Đối với người có tiền sử viêm xoang, viêm mũi dị ứng và mắc các bệnh về đường hô hấp, sức đề kháng kém nên dễ bị lây nhiễm bệnh do virus và khả năng bội nhiễm tăng. Trong khi các triệu chứng của bệnh viêm xoang như nhức đầu, chảy mũi, khó thở… cũng dễ giống với cúm nên mọi người thường chủ quan.
Cách phòng nhiễm nhiễm COVID-19 ở người viêm xoang
Trong giai đoạn dịch bệnh, người mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cần gìn giữ mũi xoang luôn sạch sẽ để giảm nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn tấn công hệ hô hấp.
Theo ý kiến các chuyên gia: Với người viêm mũi xoang cần làm sạch hốc mũi bằng nước bằng nước muối sinh lý, kết hợp sử dụng thuốc thảo dược giúp đào thải dịch nhầy, trả lại sự thông thoáng cho mũi xoang bị bít tắc. Thậm chí, ở người xoang mũi khỏe cũng cần có biện pháp phòng vì thời điểm này rất dễ mắc cảm cúm, viêm xoang.
- Với người bị viêm xoang mạn tính cần uống thuốc thảo dược đúng và đủ liệu trình để hạn chế tái phát và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi có dấu hiệu chớm viêm xoang: Nhức đầu, chảy mũi triền miên, dùng liền thuốc thảo dược.
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi có viết về 8 vị thảo dược như: tân di, tế tân, bạch chỉ, cảo bản, phòng phong, xuyên khung, thăng ma, cam thảo có tác dụng mạnh trong điều trị viêm mũi xoang. Và sự kết hợp của các thành phần trên có chứa tinh dầu vị cay, tính ấm được ví như “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng cực mạnh kháng khuẩn, diệt virus cực tốt. Từ đó, nâng cao sức đề kháng cho niêm mạc mũi xoang, nhất là khi giao mùa, dịch bệnh bủa vây.
Trên đây là một số biện pháp phòng giúp bạn và mọi người xung quanh ngăn ngừa lây nhiễm giữa thời điểm dịch bệnh do virus COVID-19 bùng phát.