""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 3.268.515
Truy câp hiện tại 24
10 Thực tế về nuôi con bằng sữa mẹ
Ngày cập nhật 03/08/2015

Ngày 13/7/2015, Bộ Y tế ban hành văn bản số 4960/BYT-BMTE về việc triển khai Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) năm 2015. Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức hàng năm từ ngày 1-7 tháng Tám ở hơn 120 quốc gia để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay với chủ đề: “ Lao động nữ với việc NCBSM – Hãy tạo ra một môi trường làm việc thân thiện để hỗ trợ lao động nữ được tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ”, chương trình nhằm mục tiêu gây dựng lại văn hoá nuôi con bằng sữa mẹ và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ khắp thế giới.

1. Khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. Sau sáu tháng,thức ăn đặc, như trái cây và rau nghiền, nên được sử dụng làm thức ăn bổ sung bên cạnh sữa mẹ cho đến khi trẻ hai tuổi hoặc hơn. Thêm vào đó:

Nên cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh

Nên cho trẻ bú theo “nhu cầu”, bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày và đêm; Và không cho trẻ bú bình và núm vú giả.

2. Lợi ích về sức khỏe cho trẻ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp tất cả dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Sữa mẹ an toàn và chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại bệnh trẻ em hay gặp như tiêu chảy, viêm phổi là hai nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ trên toàn thế giới. Sữa mẹ luôn sẵn có và không tốn kém, giúp đảm bảo trẻ luôn nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

3. Lợi ích cho bà mẹ

Nuối con bằng sữa mẹ cũng đem lại lợi ích cho người mẹ. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu có liên quan đến một phương pháp về kiểm soát sinh đẻ tự nhiên (98% bảo vệ trong sáu tháng đầu sau khi sinh), làm giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng sau này, giúp phụ nữ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh và làm giảm tỉ lệ béo phì.

4. Lợi ích lâu dài cho trẻ

Ngoài những lợi ích trước mắt cho trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ góp phần vào sức khỏe tốt trong suốt cuộc đời. Thanh thiếu niên và người lớn được bú sữa mẹ khi nhỏ sẽ ít có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì. Họ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường loại-2 và làm tốt hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh.

5. Vì sao không nên dùng sữa công thức cho trẻ?

Sữa công thức dùng cho trẻ không chứa các kháng thể như có trong sữa mẹ. Khi sữa công thức không được chuẩn bị đúng cách, sẽ có các nguy cơ từ việc sử dụng nước không an toàn và thiết bị không được tiệt trùng hoặc các vi khuẩn tiềm ẩn trong sữa bột công thức. Suy dinh dưỡng có thể là kết quả của các sữa công thức bị mất chất do bị giữ lâu trong mạng lưới cung cấp. Trong khi cho bú thường xuyên sẽ duy trì sữa mẹ, nếu đang sử dụng sữa công thức mà sữa này hết thìviệc quay trở lại bú mẹ có thể không còn là lựa chọn nữa do việc sản xuất sữa mẹ đã bị giảm sút.

6. HIV và nuôi con bằng sữa mẹ

Một người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền bệnh sang trẻ trong quá trình mang thai, sinh nở và bú mẹ. Thuốc kháng vi-rút ARV cho cả bà mẹ và trẻ bị phơi nhiễm HIV làm giảm nguy cơ lây truyền. Cùng với đó, cho con bú và điều trị bằng ARV có khả năng cải thiện đáng kể cơ hội sống sót của trẻ mà vẫn duy trì không bị nhiễm HIV. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nếu bà mẹ nhiễm HIV cho con bú, họ cần được điều trị bằng ARV và tuân thủ Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về cho nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

7. Quy định về chất thay thế sữa mẹ

Một bộ luật quốc tế quy định về tiếp thị sản phẩm thay thế sữa mẹ đã được thông qua vào năm 1981. Luật này kêu gọi:

tất cả các nhãn mác và thông tin của sữa công thức cần phải ghi rõ lợi ích của sữa mẹ và các nguy cơ của các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

cung cấp các mẫu sản phẩm thay thế sữa mẹ cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và gia đình họ; và

Không phân phát không khuyến khích dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ;

Không sản phẩm thay thế sữa mẹ miễn phí hoặc trợ cấp cho nhân viên hoặc cơ sở y tế.

8. Hỗ trợ các bà mẹ là cần thiết

Việc cho con bú cần phải được học hỏi và nhiều bà mẹ đã gặp khó khăn lúc đầu. Đau đầu vú và nỗi lo không có đủ sữa để duy trì cho trẻ là phổ biến. Các cơ sở y tế hỗ trợ cho con bú - bằng cách luôn có sẵn nhân viên được đào tạo tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ mới – khuyến khích tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cao. . Để cung cấp hỗ trợ và cải thiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, đã có các cơ sở y tế “thân thiện với trẻ em” ở khoảng 152 quốc gia nhờ sáng kiến Bệnh viện Ban Hữu Trẻ em của WHO và UNICEF.

9. Đi làm và cho con bú

Nhiều bà mẹ sau khi đi làm trở lại thường bỏ cho con bú, một phần hoặc hoàn toàn, bởi vì họ không có đủ thời gian hoặc chỗ cho con bú, chỗ vắt và lưu trữ sữa mẹ. Các bà mẹ cần có một nơi kín đáo, sạch sẽ và an toàn ở trong hoặc gần nơi làm việc để có thể tiếp tục cho con bú. Tạo các điều kiện ở nơi làm việc như thực hiện nghỉ thai sản được trả lương , sắp xếp công việc bán thời gian, nhà trẻ tại chỗ, phương tiện để vắt và lưu trữ sữa mẹ, và nghỉ giữa giờ để cho con bú có thể hỗ trợ việc cho con bú.

10. Bước tiếp theo: bắt đầu ăn dặm         

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phát triển của trẻ sau khi trẻ được sáu tháng, nên sử dụng thức ăn đặc nghiền là thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Thức ăn cho trẻ có thể được chuẩn bi riêng biệt hoặc chế biến từ thức ăn cho cả gia đình. Tổ chức Y tế Thế giới lưu ý rằng:

Không nên giảm sữa mẹ khi bắt đầu cho ăn dặm;

Cho trẻ ăn bằng bát và thìa, không dùng chai;

Thức ăn cần phải sạch, an toàn và có sẵn ở địa phương; và

Cần có đủ thời gian cho trẻ tập ăn thức ăn đặc.

Văn Cương - TTTTGDSK (Theo WHO)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 25/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
07:00: Giao ban toàn viện
15:00: Họp Ban chấp hành Đảng bộ
Thứ ba ngày 26/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
09:00: Kiểm tra cấp Giấy phép môi trường
14:00: Thông qua Dự thảo Đề án Chuyển giao Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện
17:30: Gặp mặt đ/c Nguyễn Đức Lợi hoàn thành sự nghiệp công tác
Phó Giám đốc: Dương Minh Trí
08:00: Giao ban YHCT tỉnh
Phó Giám đốc: Lê Đức Quý
15:00: Họp rà soát công tác chuẩn bị công tác ktra cuối năm
Thứ tư ngày 27/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
Cả ngày: Kiểm tra chương trình PHCN
Cả ngày: Kiểm tra công tác y tế năm 2024
08:00: Tập huấn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho CBYT
Thứ năm ngày 28/11/2024
Thứ sáu ngày 29/11/2024
Giám đốc: Hồ Bách Thắng
16:00: Họp cuối tuần
Thứ bảy ngày 30/11/2024
Chủ nhật ngày 01/12/2024

Chung nhan Tin Nhiem Mang