""TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" "
Tìm kiếm tin tức
Danh Mục
.
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 2.562.328
Truy câp hiện tại 115
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?
Ngày cập nhật 05/02/2024

     Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Vậy liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không là những lo lắng, thắc mắc của rất nhiều người.

     Dây thần kinh số 7 là dây vận động và có chức năng chi phối vận động cơ mặt. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên còn có tên gọi khác là liệt mặt ngoại biên, hoặc trong dân gian còn gọi là bệnh trúng gió.

     Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh mặt, dẫn đến mất vận động hoàn toàn hoặc một phần các cơ của nửa mặt. Cần phân biệt với tình trạng liệt mặt trung ương do những tổn thương ở não gây ra.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

      Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng phần lớn những trường hợp bị bệnh là do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh này.

     Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể đến là biến chứng của các loại chấn thương, chẳng hạn như chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm, thường xuyên bị viêm tai mũi họng... mà không được điều trị dứt điểm.

Biểu hiện liệt dây thần kinh số 7

     Biểu hiện liệt dây thần kinh số 7 khá rõ ràng, rất dễ để người bệnh phát hiện. Các triệu chứng xảy ra đột ngột với các triệu chứng:

     - Khi bị liệt dây thần kinh số 7 người bệnh có biểu hiện mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.

     - Biểu hiện liệt cơ khép vòng mi, khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được. Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.

     - Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu. Ngoài ra, biểu hiện mất vị giác, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống ở người bệnh.

     - Đôi khi người bệnh có cảm giác chuột rút hoặc đau nhức ở mặt. Ống tai ngoài và vùng da phía sau có thể bị đau khi chạm, không nghe được hoặc nhạy cảm với âm thanh.

     Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

     Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gây ra các di chứng khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ bệnh và thời gian điều trị bệnh, càng để lâu biến chứng càng phức tạp. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:

     - Các biến chứng về mắt: Người bệnh có thể bị viêm kết mạc, viêm giác mạc, hay loét giác mạc, và tình trạng lộn mí. Tuy nhiên, bằng cách nhỏ thuốc, đeo kính hay khâu sụn mí, những biến chứng này có thể được phòng tránh.

     - Mất vận động cơ mặt: Cơ mặt không thể tự chủ, gây khó khăn trong việc ăn uống, nước tràn ra, chảy dãi, nói ngọng... ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

     Ngoài ra, liệt dây thần kinh số 7 có thể gây hiện tượng bị chảy nước mắt khi ăn, co thắt nửa mặt, thường gặp ở các trường hợp nặng do tổn thương dây thần kinh và phân bố lại thần kinh một phần.

     - Gây liệt mặt vĩnh viễn: Bệnh nếu điều trị chậm, không đúng cách sẽ rất khó chữa, hay tái phát và có thể tiến triển xấu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là co cứng nửa mặt, co giật cơ mặt dẫn tới liệt mặt vĩnh viễn.

Liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở mọi đối tượng. Ảnh minh hoạ.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7

     Ngoài việc thăm khám lâm sàng qua các dấu hiệu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng. Quá trình kiểm tra cận lâm sàng người bệnh có thể phải chụp cộng hưởng từ, thực hiện xét nghiệm hoặc thăm khám các vị trí khác liên quan đến thần kinh, họng – cổ – tai để có kết quả tổn thương chính xác.

     Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị liệt dây thần kinh số 7 phù hợp.

     Điều trị nội khoa và châm cứu thường được áp dụng để điều trị liệt dây thần kinh số 7 cho các bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vừa phải. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như corticoid, thuốc kháng virus và kháng sinh. Ngoài ra, với một số trường hợp do nhiễm lạnh, chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng ngải cứu hay các loại thảo dược cũng được ứng dụng phổ biến.

     Vật lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng dựa trên các hiệu ứng vật lý. Ưu điểm của cách chữa này là không cần dùng thuốc và phẫu thuật.

     Liệt dây thần kinh có thể chữa khỏi sau 3 tuần nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu bệnh đã nghiêm trọng thì thời gian điều trị có thể kéo dài nhiều tháng. Phương pháp điều trị phức tạp và tốn kém.

Tóm lại: Liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác, nhưng ít gặp ở người dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi. Bệnh gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và giao tiếp của bệnh nhân.

     Để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh. Nếu phải có việc ra ngoài trời lạnh, nên đeo khẩu trang, quàng khăn, mặc ấm. Đặc biệt giữ ấm vùng cổ, bàn chân. Không ngâm mình dưới nước quá lâu, tránh để cơ thể nhiễm lạnh. Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

CN Huệ - TTYT A Lưới (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 29/04/2024
Thứ ba ngày 30/04/2024
Thứ tư ngày 01/05/2024
Thứ năm ngày 02/05/2024
Thứ sáu ngày 03/05/2024
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Chung nhan Tin Nhiem Mang